Dị ứng trầm hương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng trầm hương

Trầm hương là một loại dược liệu quý và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không ít người bị dị ứng trầm hương gây ra các triệu chứng khó chịu. Vậy cụ thể tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Trầm hương là gì? Ứng dụng phổ biến của trầm hương

Trầm hương là một loại gỗ quý hiếm, hình thành từ nhựa cây Dó bầu bị nhiễm nấm và trải qua quá trình biến đổi hóa học phức tạp. Khi cây bị thương sẽ tiết ra nhựa để làm lành vết thương, tạo nên loại gỗ có mùi hương đặc biệt, mang đến giá trị cao về kinh tế.

Trong y học trầm hương có rất nhiều những lợi ích tốt như an thần, giảm đau, kháng viêm, tăng cường sinh lý, hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý (hen suyễn, viêm khớp, tiểu đường). Trầm hương còn được ứng dụng đa lĩnh vực, chi tiết như sau:

  • Phong thủy: Dùng đốt trong những nghi lễ tôn giáo, hương trầm thờ cúng. Ngoài ra còn dùng làm vật phẩm phong thủy, đồ trang sức với ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn
  • Vật dụng hàng ngày, đồ trang trí: Trầm hương dùng làm các vật dụng trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ, tượng thủ công trang trí không gian sống
  • Mỹ phẩm, làm đẹp: Tinh dầu trầm hương dùng điều chế nước hoa với hương thơm ấn tượng
  • Làm quà tặng: Trầm hương làm vòng tay, tượng trầm, nhang trầm dùng làm quà tặng sang trọng và ý nghĩa

trầm hương

II. Trầm hương có khả năng gây dị ứng không?

Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng trầm hương vẫn tiềm ẩn khả năng gây dị ứng ở một số người nhạy cảm. Dị ứng trầm hương là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các thành phần hóa học tự nhiên hoặc tạp chất có trong trầm hương, gây ra các triệu chứng khó chịu khi tiếp xúc.

Tình trạng dị ứng trầm hương xảy ra khi hít phải bụi/khói trầm, thoa tinh dầu trầm hay đeo trang sức từ gỗ trầm hương với những triệu chứng điển hình là:

  • Triệu chứng ngoài da: Mẩn đỏ, ngứa và phát ban, sưng tấy, phồng rộp da khi tiếp xúc với trầm hương
  • Triệu chứng hô hấp: Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, khó thở và tức ngực
  • Triệu chứng dị ứng khác: Chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi

III. Nguyên nhân xảy ra phản ứng dị ứng với trầm hương

Dị ứng trầm hương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mọi người cần xác định được nguyên nhân chính xác từ đó có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Những nguyên nhân chính gây dị ứng trầm hương đó là: 

  • Cơ địa dị ứng: Trầm hương có tính ấm, vị cay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên một số người cơ địa nhạy cảm, người có tiền sử dị ứng phấn hoa, bụi, lông thú, hương liệu… dễ nhạy cảm với tinh dầu hoặc khói hơn cả
  • Tạp chất trong sản phẩm trầm: Sử dụng vòng trầm hương kém chất lượng, tẩm hóa chất hay bị nhuộm màu có nguy cơ gây dị ứng da. Bởi vậy mọi người nên đặc biệt lưu ý khi mua các sản phẩm từ trầm hương
  • Kích ứng da/đường hô hấp: Trong trầm hương chứa những hợp chất gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra khói trầm hương chứa những hạt mịn nhỏ có nguy cơ gây kích ứng đường hô hấp gây ho, khó thở, sổ mũi, hắt hơi

TÌM HIỂU THÊM: Cách xử lý khi bị dị ứng với khói thuốc lá

sổ mũi

IV. Cách xử lý khi bị dị ứng với trầm hương

Khi phát hiện những dấu hiệu dị ứng trầm hương trên cơ thể mọi người cần điều trị đúng cách để thuyên giảm tình trạng. Mọi người cần ngừng tiếp xúc với những sản phẩm từ trầm và sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Điều trị dị ứng hô hấp, dị ứng ngoài da nhẹ, giảm ngứa hiệu quả. Những loại thuốc kháng histamin phổ biến đó là Loratadine, Cetirizine. Lưu ý một số thuốc kháng histamin thế hệ cũ dễ gây buồn ngủ, khô miệng và chóng mặt. Bởi vậy khi sử dụng cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ, ngoài ra không dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Bôi kem ngoài da: Kem corticosteroid giúp giảm viêm ngứa, sưng tấy do dị ứng. Ngoài ra nên dùng kem dưỡng ẩm tránh da khô và nứt nẻ, sử dụng kem làm dịu da chứa calamine hoặc chiết xuất lô hội lành tính. Lưu ý chỉ dùng kem bôi da có thành phần an toàn, nếu là kem bôi corticosteroid thì cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
  • Thuốc xịt mũi/thuốc nhỏ mắt: Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid, thuốc xịt mũi kháng histamin giúp giảm viêm và chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi do dị ứng. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin làm giảm ngứa đỏ mắt do dị ứng, thuốc nhỏ mắt co mạch giúp giảm sung huyết và đỏ mắt tạm thời. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc xịt mũi/thuốc nhỏ mắt trị dị ứng, chỉ dùng theo kê đơn bác sĩ và không được lạm dụng. 
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn đường thở, mở rộng phế quản và cải thiện hô hấp, giảm khó thở khi dị ứng trầm hương. Lưu ý tham khảo tư vấn từ bác sĩ khi dùng, không được dùng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là với những thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn. 

xịt mũi

V. Biện pháp phòng tránh dị ứng với trầm hương

Dị ứng trầm hương gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu, bởi vậy mọi người nên phòng ngừa bệnh lý này đúng cách. Gợi ý cho mọi người cách phòng tránh dị ứng trầm hương như sau:

  • Tránh dùng trầm hương nếu đã có tiền sử dị ứng
  • Chọn trầm tự nhiên, nguyên chất, không hóa chất hoặc hương liệu tổng hợp
  • Không đốt trầm trong không gian kín hoặc phòng có trẻ nhỏ, người hen suyễn
  • Không dùng tinh dầu trầm trực tiếp lên da nếu chưa thử phản ứng
  • Nếu đeo vòng trầm và thấy ngứa, phát ban nên tháo ra để theo dõi
  • Mang khẩu trang khi đốt trầm nếu cần thiết để hạn chế hít phải khói
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ dị ứng nếu triệu chứng kéo dài hoặc tái phát

chọn trầm chất lượng

Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về bệnh lý dị ứng trầm hương, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về phương pháp điều trị dị ứng an toàn, hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *