Dị ứng bột mì không phải là tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhưng lại gây nhiều phiền toái làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết tình trạng này.
I. Bột mì có gây dị ứng không?
Bột mì là nguyên liệu quen thuộc trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt trong các món bánh mì, bánh ngọt hoặc mì sợi và mì ăn liền Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với bột mì điển hình như:
- Trẻ nhỏ ở độ tuổi ăn dặm
- Người có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc hen suyễn
- Những người bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền khi gia đình từng có người gặp phải tình trạng tương tự
- Người làm việc thường xuyên tiếp xúc với bột mì
II. Nguyên nhân gây dị ứng bột mì
Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng bột mì mà mọi người cần nắm rõ để thực hiện cách xử lý phù hợp:
- Protein trong bột mì: Bột mì chứa nhiều loại protein gồm gluten, gliadin, albumin và globulin khiến cơ thể nhận diện là tác nhân gây hại khiến hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tạo phản ứng kích ứng.
- Yếu tố di truyền: Thế hệ trước trong gia đình có người bị dị ứng bột mì hoặc các bệnh dị ứng khác như hen suyễn thì nguy cơ cao con cháu sẽ mắc phải tình trạng này.
- Tuổi tác và hệ miễn dịch: Trẻ nhỏ có đề kháng chưa hoàn thiện, người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu dễ phản ứng quá mức với protein có trong bột mì.
III. Triệu chứng dị ứng bột mì thường gặp
Khi bị dị ứng bột mì, nhiều cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng với các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng. Do đó, việc nhận biết sớm các biểu hiện này giúp mọi người chủ động xử lý và tránh biến chứng nguy hiểm:
- Bề mặt da: Da nổi mề đay, phát ban và mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát dữ dội, thậm chí còn xuất hiện mụn nước hoặc vết sưng viêm
- Hệ hô hấp: Hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho khan dẫn đến thở khò khè. Ngoài ra, ở những người có tiền sử bị hen suyễn, phản ứng dị ứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ nếu không xử lý kịp thời
- Hệ tiêu hóa: Các vấn đề tiêu hóa phổ biến như đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn kèm với tình trạng chán ăn và mất nước
- Toàn thân: Ở mức độ nặng, dị ứng bột mì còn ảnh hưởng đến toàn cơ thể gây ra cảm giác choáng váng, chóng mặt, tụt huyết áp, tim đập nhanh, đặc biệt nguy hiểm với tình trạng ngất lịm, mất y thức và co giật
IV. Chẩn đoán dị ứng với bột mì
Ngay khi xuất hiện các biểu hiện khác thường sau khi tiêu thụ bột mì, mọi người cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng nhằm đưa ra hướng dẫn xử lý hiệu quả. Các phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ chỉ định gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, triệu chứng lâm sàng để đưa ra nghi ngờ ban đầu về dị ứng bột mì và chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu.
- Test lẩy da: Đây là phương pháp kiểm tra dị ứng phổ biến giúp xác định phản ứng của cơ thể với các dị nguyên protein trong bột mì.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ IgE đặc hiệu nhằm xác định xem cơ thể có sản sinh ra kháng thể chống lại protein trong bột mì không và đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng thực tế.
V. Hướng xử lý khi bị dị ứng bột mì
Mọi người cần nắm rõ các biện pháp điều trị khi bị dị ứng bột mì và xây dựng kế hoạch kiểm soát toàn diện để phòng ngừa tái phát, đảm bảo sức khỏe lâu dài theo hướng dẫn chi tiết sau đây:
1. Kiêng bột mì hoàn toàn
Việc tránh xa bột mì cùng các sản phẩm liên quan là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Do đó, mọi người cần đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt chú ý đến các thành phần gluten, semolina,…
Ngoài ra tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đặc biệt là bánh mì, bánh ngọt, mì sợi,… Nếu đi ăn ở ngoài, mọi người nên hỏi kỹ thành phần món ăn và thông báo cho đầu bếp nếu cần thiết.
THAM KHẢO THÊM: Cảnh giác với tình trạng dị ứng bơ đậu phộng
2. Sử dụng thuốc
Trong trường hợp gặp triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với bột mì, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị để giảm nhẹ và ngăn ngừa biến chứng xấu:
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có khả năng ức chế histamin để xử lý triệu chứng nhẹ đến trung bình trên da, hệ hô hấp nhưng tuyệt đối không tự ý sử dụng trong thời gian dài
- Tiêm Epinephrine: Là phương pháp cấp cứu tại chỗ dùng trong trường hợp sốc phản vệ nghiêm trọng với biểu hiện khó thở, tụt huyết áp giúp làm giãn đường thở, tăng huyết áp, ngăn ngừa nguy hiểm đến tính mạng
3. Chế độ ăn uống thay thế
Những người bị dị ứng bột mì cần thay thế bằng các loại thực phẩm an toàn khác để duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày như bột gạo, bột bắp, bột khoai, bột sẵn, bột yến mạch. Ngoài ra, mọi người có thể lựa chọn ngũ cốc không chứa gluten như kiều mạch, hạt chia, quinoa và các loại thực phẩm dán nhãn không chứa lúa mì, gluten free.
4. Quản lý lối sống
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ cải thiện mức độ phản ứng dị ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống:
- Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
- Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống sạch sẽ để tránh tiếp xúc với các dị nguyên khác
- Ngủ đủ giấc, hạn chế stress làm hệ miễn dịch rối loạn và kích hoạt dị ứng nghiêm trọng hơn
- Luôn mang theo thuốc dị ứng khi ra ngoài với người tiền sử triệu chứng nặng
- Phụ huynh trao đổi với giáo viên về tình trạng dị ứng của trẻ để đảm bảo an toàn khi ăn ở trường học
5. Theo dõi và thăm khám
Dị ứng bột mì là tình trạng thay đổi theo thời gian, nhất là ở trẻ nhỏ có khả năng cải thiện khi trưởng thành. Do đó, mọi người cần theo dõi phản ứng sau mỗi lần ăn uống và ghi chú lại các loại thực phẩm gây biểu hiện bất thường. Đồng thời tái khám định kỳ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm soát tình trạng sức khỏe.
VI. Da bị dị ứng với bột mì nên thăm khám và điều trị ở đâu tốt?
Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ điều trị bệnh da liễu, dị ứng được đông đảo khách hàng lựa chọn với những ưu điểm nổi trội có thể kể đến như:
- Là cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Điều trị dị ứng theo phác đồ từ bác sĩ, kiểm soát bệnh hiệu quả, ngừa tái phát bệnh
- Quy trình xét nghiệm và điều trị dị ứng chuẩn y khoa, an toàn
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng dị ứng bột mì mà mọi người cần nắm rõ để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn chữa dị ứng an toàn, hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội