Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc đơn giản

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc

Chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc là bước quan trọng để các tổn thương trên da mau lành, tránh mụn cóc tái phát và hồi phục làn da nhanh chóng. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc làn da hiệu quả sau khi đốt mụn cóc trong bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Tầm quan trọng của việc chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc

Đốt mụn cóc bằng laser sẽ để lại những tổn thương nhất định trên làn da, bởi vậy việc chăm sóc là rất cần thiết để những vùng da này nhanh lành, bảo vệ da tránh tình trạng viêm nhiễm, hạn chế tối đa sẹo xấu sau đốt mụn cóc.

Nếu không chăm sóc da đúng cách, vùng da điều trị mụn cóc sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, da lâu phục hồi, dễ để lại sẹo lõm, sẹo lồi mất thẩm mỹ. Bởi vậy mọi người cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu về việc chăm sóc sau đốt mụn cóc. 

đốt mụn cóc ở tay

II. Hướng dẫn cách chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc 

Cách chăm sóc da hiệu quả sau khi đốt mụn cóc được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc da đúng cách để mọi người tham khảo:

1, Chế độ chăm sóc da

Việc chăm sóc da từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp làn da tránh viêm nhiễm do vi khuẩn, bụi bẩn và đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Chế độ chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc sẽ gồm các bước:

  • Vệ sinh vết thương: Giữ vết thương sạch sẽ giúp hạn chế rủi ro nhiễm trùng và tái phát mụn. Lưu ý thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát mạnh dẫn đến tổn thương, chảy máu sau khi đốt mụn cóc.
  • Bảo vệ vết thương: Sau khi vệ sinh, hãy dùng gạc sạch băng vùng mụn cóc để đảm bảo vết thương sạch sẽ và hạn chế những tác động trực tiếp từ bên ngoài.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Để vùng điều trị nhanh lành, mọi người nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc bôi giảm viêm theo đúng chỉ định. Lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ các bác sĩ.
  • Chống nắng cẩn thận: Khi đi ra đường cần chống nắng, che chắn vùng da điều trị mụn cóc cẩn thận, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ánh nắng sẽ dễ khiến vùng mụn cóc dễ tổn thương và nguy cơ sẹo thâm tăng lên.

2, Chế độ ăn uống khoa học

Ngoài vấn đề chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc, xây dựng thực đơn ăn uống đúng cách cũng rất quan trọng để giúp những tổn thương trên da sau khi đốt mụn cóc nhanh lành. Gợi ý cho mọi người thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong quá trình điều trị mụn cóc như sau:

Thực phẩm nên ăn

  • Rau xanh: Mọi người nên ăn nhiều các loại rau củ chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt như bắp cải, cà rốt, gấc, rau chân vịt, cải xoăn,…
  • Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả, tăng cường trao đổi chất. Qua đó giúp tăng tốc độ phục hồi sau đốt mụn cóc hiệu quả.
  • Trái cây nhiều vitamin C: Các loại trái cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh) hay quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi, kỷ tử) giúp nhanh lành nốt mụn cóc, giảm sẹo thâm hiệu quả.
  • Thực phẩm làm mềm da: Bơ, khoai môn, rau cải xanh, rau chân vịt,..giúp làm mềm da, cải thiện vùng mụn cóc. Bởi vậy trong bữa ăn hàng ngày mọi người nên thêm vào thực đơn những thực phẩm này.

ăn bơ

Thực phẩm nên tránh 

  • Thực phẩm dễ gây sẹo: Một số thực phẩm dễ gây sẹo lồi cho da mọi người nên tránh ăn sau khi đốt mụn cóc như rau muống, trứng, đồ nếp, thịt bò, thịt gia cầm. Những loại thực phẩm này gây tăng sinh collagen nguy cơ khiến vùng mụn cóc bị sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích, đồ uống có cồn (rượu bia, thuốc lá, cà phê) khiến quá trình phục hồi da lâu hơn, các tổn thương mụn cóc lâu lành. Sử dụng chất kích thích còn khiến da khô sạm, mất nước và kém mịn màng.
  • Đồ ngọt, nhiều đường: Bánh kẹo, nước ngọt chứa lượng đường lớn dễ khiến da tăng tiết dầu, khu vực mụn cóc dễ sưng mủ và lâu lành hơn.
  • Hải sản: Các loại hải sản (tôm, cua, cá, ngao, sò) rất dễ khiến da kích ứng, đặc biệt với làn da nhạy cảm sau khi đốt mụn cóc. Bởi vậy trong quá trình chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc nên tránh ăn hải sản. 
  • Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh chứa lượng chất béo không tốt, nhiều dầu mỡ và có lượng muối cao không tốt cho quá trình hồi phục vết thương sau khi điều trị mụn cóc.

3, Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Sau khi đốt mụn cóc mọi người cũng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và điều độ. Dưới đây là những việc nên làm, không nên làm sau khi đốt mụn cóc:

Những việc nên làm

  • Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày nên ngủ đủ khoảng 8 tiếng, ngủ trước 23h để làn da có đủ thời gian phục hồi, tái tạo sau khi đốt mụn cóc. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường trao đổi chất cơ thể, đào thải độc tố và giúp vết thương sau đốt mụn cóc mau lành hơn.

Những việc nên tránh

  • Thức khuya: Thức quá khuya khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết, hàng rào bảo vệ da suy giảm, da không có đủ thời gian phục hồi sau khi đốt mụn cóc.
  • Căng thẳng quá mức: Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể nổi mụn, mất cân bằng nội tiết, mụn cóc cũng lâu khỏi và khó lành vết thương.
  • Cạy vảy mụn cóc: Việc sờ tay quá nhiều lên mặt, cạy vảy sau khi đốt mụn cóc sẽ rất dễ khiến làn da trầy xước, tổn thương và quá trình phục hồi sau đốt mụn cóc sẽ lâu hơn. 

cạy vảy mụn cóc

III. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Quá trình chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc nếu gặp những triệu chứng bất thường, tổn thương mụn cóc lâu lành nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị. Những bất thường trên da mọi người nên chú ý đó là vùng mụn cóc sưng đau kéo dài, mụn cóc lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu,…

Quá trình chăm sóc da sau khi đốt mụn cóc không quá phức tạp, mọi người chỉ cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ là làn da sẽ sớm phục hồi và cải thiện. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận được tư vấn trị mụn cóc dứt điểm, chăm sóc đúng cách trước và sau liệu trình điều trị.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *