Nguyên nhân chân tóc yếu dễ rụng và cách khắc phục hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
chân tóc yếu dễ rụng

Chân tóc yếu dễ rụng phản ánh tiêu cực về sức đề kháng nang tóc và sức khỏe tổng quát. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến tóc thưa thớt mà còn khiến mọi người mất tự tin mỗi khi ra ngoài. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết sau đây.

I. Tình trạng chân tóc yếu dễ rụng là như thế nào?

Đây là tình trạng tóc ngày càng mất khả năng bám chắc vào da đầu. Đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải khiến mái tóc trở nên thưa thớt và mỏng đi nhanh chóng, thậm chí gây ra hói đầu. Một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy khi chân tóc yếu: 

  • Tóc rụng số lượng lớn khi tác động lực nhẹ như vuốt, chải hoặc gội
  • Xuất hiện một vài hoặc nhiều khoảng trống, vùng hói trên da đầu theo thời gian
  • Tóc trở nên mỏng, chẻ ngọn, khô cứng và kém sức sống 
  • Đuôi tóc có xu hướng xoăn lại và gãy vụn 
  • Tóc đổi màu ở ngọn trong thời gian ngắn 
  • Chân tóc trở nên giòn và dễ bị đứt gãy

tóc chẻ ngọn

II. Nguyên nhân khiến chân tóc yếu dễ rụng

Dưới đây là những nguyên do phổ biến dẫn đến tình trạng chân tóc yếu dễ rụng mà mọi người cần nắm rõ để xác định cách khắc phục phù hợp: 

1, Nguyên nhân nội tiết

Tình trạng cơ thể nam giới mất cân bằng hormone khi bị tăng hoặc giảm testosterone, DHT đột ngột khiến thu nhỏ nang tóc làm chân tóc trở nên yếu và dễ rụng hơn. Đối với nữ giới, chân tóc sẽ suy yếu, mỏng giòn khi nội tiết tố estrogen và progesterone thay đổi trong thời gian mang thai, sinh nở hoặc tiền mãn kinh. 

2, Thiếu hụt dinh dưỡng

Việc thực hiện kiêng khem quá nghiêm ngặt khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu làm quá trình nuôi dưỡng nang tóc bị gián đoạn, giảm khả năng phục hồi và phát triển của tóc, cụ thể: 

  • Protein: Đây là thành phần cấu tạo chính của tóc nên khi thiếu hụt sẽ khiến tóc trở nên mỏng giòn và đứt gãy.
  • Vitamin A, B, D: Cơ thể không được bổ sung đa dạng nhóm vitamin gây cản trở lưu thông máu và cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng nang tóc nên rụng nhiều hơn.
  • Các khoáng chất: Thiếu sắt và kẽm làm giảm lưu lượng máu đến nang tóc nên ngăn chặn sự phát triển, phục hồi tóc gây ra tình trạng chân tóc yếu dễ rụng.
  • Axit béo omega-3: Da đầu trở nên khô ráp và chân tóc suy yếu nhanh chóng khi không bổ sung đủ omega-3.

thiếu hụt dinh dưỡng

3, Căng thẳng và tâm lý

Stress và tâm lý mệt mỏi trong thời gian dài gây rối loạn chu kỳ mọc tóc khiến chân tóc yếu dễ gãy rụng hơn. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng sinh quá mức hormone cortisol làm mọi người mất ngủ, suy nhược cơ thể làm nang tóc bị tổn thương và đứt gãy. Tình trạng này còn ảnh hưởng tới tuần hoàn máu lên da đầu, giảm hồng cầu khiến chân tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ.

4, Bệnh lý da đầu

Một số tình trạng bệnh lý về da đầu cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chân tóc yếu dễ rụng mà nhiều người thường lơ là bỏ qua: 

  • Viêm da đầu: Da đầu bị viêm nhiễm kèm dị ứng, nhiễm trùng, thường xuyên ngứa và ửng đỏ làm tổn thương đến chân tóc.
  • Đầu có gàu: Gàu gây ngứa ngáy kích thích tác động lực mạnh lên da đầu khiến chân tóc bị ảnh hưởng tiêu cực và yếu ớt.
  • Nấm da đầu: Khuẩn nấm xâm nhập vào da đầu làm tổn thương các nang tóc gây ngưng trệ trong quá trình mọc tóc khiến chân tóc dễ bị đứt gãy.

nấm da đầu

5, Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố trên gây ra tình trạng chân tóc yếu được kể trên, mọi người cũng cần tham khảo những nguyên nhân sau đây: 

  • Di truyền: Gen di truyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới màu sắc và chất tóc của mỗi người, do đó nhiều người bẩm sinh đã có nang tóc thưa, mỏng yếu.
  • Tuổi tác: Chu kỳ mọc và phát triển nang tóc ngày càng chậm lại khi tuổi tác tăng cao làm chân tóc yếu, dễ rụng hơn.
  • Lạm dụng nhiệt và hóa chất: Việc thường xuyên sử dụng máy tạo kiểu, máy sấy cùng các sản phẩm thuốc uốn, nhuộm làm hỏng cấu trúc tóc trở nên khô xơ, đứt gãy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc đặc trị như thuốc trị mụn, thuốc hóa trị, thuốc huyết áp có tác dụng phụ gây rụng tóc.
  • Thói quen buộc tóc quá chặt: Việc buộc tóc quá chặt, sử dụng băng đô tạo áp lực mạnh lên chân tóc gây tổn thương và dẫn đến tình trạng gãy rụng tóc.

III. Cách kiểm tra xem chân tóc có bị yếu không tại nhà

Để dễ dàng nhận biết được chân tóc bị yếu hay không, mọi người có thể thực hiện kiểm tra tại nhà theo nhiều cách, cụ thể:

  • Kiểm tra độ đàn hồi: Chân tóc yếu sẽ bị gãy rụng và không trở lại hình dạng ban đầu sau khi kéo dãn nhẹ nhàng sợi tóc. 
  • Chải tóc: Mọi người cần kiểm tra lược sau khi chải tóc, nếu tóc rụng nhiều là biểu hiện của chân tóc suy yếu. 
  • Gội đầu: Chân tóc yếu ớt sẽ đứt gãy nhiều sau khi gội đầu nên mọi người có thể theo dõi để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
  • Soi chân tóc: Soi kỹ chân tóc dưới ánh sáng để nhận định sức khỏe tóc khi nhìn thấy tình trạng xoăn nhẹ, sợi tóc không dày đều sẽ bị gãy rụng.

soi da đầu

IV. Chân tóc yếu dễ gãy rụng phải làm sao?

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn phương pháp chăm sóc và xử lý tình trạng chân tóc yếu dễ rụng đúng cách mà mọi người nên tham khảo như sau:

1, Chăm sóc tóc đúng cách

  • Gội đầu nhẹ nhàng, hạn chế tác động lực mạnh hoặc chà sát đến da đầu
  • Tránh sử dụng hóa chất để uốn, duỗi, nhuộm làm tổn thương nang tóc cùng với nhiệt độ cao trực tiếp lên chân tóc khi dùng máy sấy, máy tạo kiểu và ép tóc 
  • Tăng cường massage da đầu bằng tinh dầu tự nhiên để thúc đẩy tuần hoàn máu nuôi dưỡng chân tóc 
  • Lựa chọn sản phẩm dầu gội, xả lành tính có khả năng giữ ẩm cho tóc và dưỡng tóc khỏe mạnh
  • Chải tóc nhẹ nhàng bằng lược răng thưa, không chải khi tóc còn ướt để giảm thiểu gãy rụng

2, Điều chỉnh lối sống lành mạnh

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng bằng các bài tập thể thao nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ để cải thiện nội tiết tố
  • Đội mũ, che ô để bảo vệ tóc khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời và khói bụi khi ra ngoài
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày để tái tạo năng lượng nuôi dưỡng da đầu cùng chân tóc

ngủ đủ giấc

3, Bổ sung dinh dưỡng khoa học

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho tóc và cơ thể như vitamin A, B, C, E cùng protein, sắt, kẽm
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể dễ dàng trao đổi và vận chuyển dinh dưỡng đến chân tóc 
  • Hạn chế tiêu thụ đồ cay nóng, nhiều giàu mỡ, chất kích thích và rượu bia làm ảnh hưởng đến quá trình tự tái tạo chân tóc 

4, Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chuyên biệt

  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần dưỡng tóc hiệu quả và an toàn như biotin, keratin hoặc các tinh dầu chiết xuất tự nhiên
  • Bổ sung mặt nạ tóc từ nguyên liệu tự nhiên mỗi tuần để chân tóc được phục hồi và tăng cường đề kháng 

5, Điều trị các bệnh lý da đầu

  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh lý về da đầu khiến tóc bị gãy rụng
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tình trạng bệnh lý đang mắc phải dứt điểm nhằm ngăn chặn rủi ro đến sức khỏe chân tóc và hướng dẫn chăm sóc tóc khoa học
  • Kiên trì uống thuốc trị liệu được kê đơn nhằm xử lý triệt để các vấn đề da đầu

uống thuốc

Trên đây là những thông tin về tình trạng chân tóc yếu dễ rụng cũng cách cải thiện tại nhà mà mọi người dễ dàng thực hiện. Nếu mọi người đang gặp vấn đề về tóc và da đầu, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *