fbpx

10 bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

Cảm lạnh, đau xương khớp, khô da, viêm họng… là những căn bệnh dễ mắc mỗi mùa đông đến. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh và lời khuyên phòng tránh bệnh mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe mình cho mùa đông.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên và chủ yếu ảnh hưởng mũi. Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh. Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên hoặc nước rửa tay khô để giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện, tay nắm cửa, bàn phím máy tính…

Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

cam cum doctornam 2016 01 25 113127 1478996181034jpg1546588283

Đau khớp

Vào mùa đông những người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp thường có cảm giác đau nhức hơn bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đến này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Và chỉ có các triệu chứng đau và cứng khớp bị ảnh hưởng bởi thời tiết, ngoài ra không có bằng chứng nào cho thấy những thay đổi về thời tiết gây ra các tổn thương ở khớp.

Bạn có thể phòng chống bằng cách tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Bơi là cách luyện tập lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.

dau nhuc xuong khopjpg1546590820

Hạ thân nhiệt

Đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt vào mùa đông là người già, trẻ nhỏ và những người thường xuyên uống rượu, bia. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo.

Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.

Viêm họng

Viêm họng là một trong những căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

phong tranh viem hong 01jpg1546590991

Cước tay, chân

Hiện tượng tay, chân bị quá lạnh với biểu hiện đổi màu sắc từ đỏ tới tím và trở nên đau đớn trong thời tiết lạnh. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại, khiến lưu lượng máu đến tay và bàn chân của bạn giảm.

Lời khuyên cho khi bị cước tay, chân là: luôn giữ ấm cho tay, chân bằng găng tay, tất và giày dép kín khi ra ngoài trong thời tiết lạnh. Tránh hút thuốc hoặc uống cà phê (cả hai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng).

0608 2jpg1546588006

Da khô

Da khô là một tình trạng thường gặp và trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông, khi độ ẩm xuống thấp. Dưỡng ẩm là điều vô cùng cần thiết trong mùa đông để ngăn chặn tình trạng này. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là các loại kem dưỡng ẩm được hấp thụ qua da, trên thực tế chúng hoạt động như một chất kết dính để ngăn chặn độ ẩm tự nhiên của da bốc hơi đi.

Thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm – lúc này da vẫn còn ẩm và một lần nữa trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nhớ tắm nước ấm thay vì nước quá nóng. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da khô và gây ngứa da.

Quai bị

Còn gọi là bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và thường gia tăng cùng với các bệnh lây lan qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh: sốt, sưng quai hàm và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, đôi khi là tuyến dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên.

Cách phòng tránh: Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.

2806ed052543cc1d9552jpg1546588198

Nhiễm lạnh và sốt

Kiêng gió và nước lạnh, nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng giúp giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch. Hạn chế ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.

20181122 173233 231140 bi cam lanh nen an max

Đau dạ dày

Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Cách phòng tránh bàn cần làm là hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

quy tac an uong cho nguoi dau da day 2jpg1546590168

Viêm mũi – xoang

Biểu hiện của bệnh: ngứa và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Đối với trẻ em còn bú thì bị nghẹt mũi, thở khò khè, phải thở bằng miệng, khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở, ngủ không yên giấc.

Khi có triệu chứng của bệnh hay mắc bệnh bạn cần:

– Ăn uống đủ chất, cân bằng, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ để cơ thể có một sức đề kháng tốt chống lại viêm nhiễm và phục hồi nhanh chóng.

– Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, trà thảo dược để rửa sạch các chất nhầy nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở và mệt mỏi.

– Chườm khăn ấm quanh mũi, mắt, đầu để giảm đau nhức và giúp chất nhầy dễ thoát hơn.

– Súc miệng bằng dung dịch lá chanh khô đun sôi 10-15 phút, lọc lấy nước để súc miệng sẽ cho cảm giác dễ chịu.

– Đeo khẩu trang trước khi ra đường và khi tiếp xúc với bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, khói thuốc lá, chất thải…

– Tránh để mũi đối diện trực tiếp với luồng khí lạnh, khô khi nằm ngủ hoặc khi làm việc. Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.

– Tránh làm việc quá sức, stress vì sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và dễ bị nhiễm trùng vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.

anh 1 4

Đau tim

Các cơn đau tim cũng phổ biến hơn vào mùa đông. Điều này có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt của cơ thể khi trời lạnh.

Cách phòng bệnh: Giữ ấm căn nhà của bạn, duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng bình nước nóng hoặc chăn điện để giữ ấm trên giường. Mặc ấm khi bạn đi ra ngoài và nhớ đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

75c2c68920635aimgjpg1546590921Trên đây là 10 bệnh thường gặp vào mùa đông, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về da hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 032.845.1188 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

  • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
  • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
  • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *