fbpx

Trị sẹo thâm kiêng ăn gì? Các lưu ý khi xây dựng thực đơn

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
trị sẹo thâm kiêng ăn gì

Trị sẹo thâm kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người sau khi đã thực hiện xóa sẹo và mong muốn duy trì làn da sáng mịn, căng bóng bởi chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua nội dung dưới đây.

I. Lợi ích từ việc kiêng khem sau khi điều trị sẹo thâm 

Việc kiêng khem và xây dựng chế độ ăn uống khoa học sau khi điều trị sẹo thâm góp phần tăng cường sức khỏe làn da, duy trì hiệu quả đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục. Cụ thể: 

  • Hạn chế kích ứng, sưng viêm: Loại bỏ các thực phẩm kém lành mạnh giúp giảm tình trạng tấy đỏ và nguy cơ dị ứng, kích ứng khi làn da còn đang nhạy cảm sau điều trị.
  • Phục hồi da nhanh chóng: Kiêng khem đúng cách, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho da và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào chữa lành da.
  • Ngăn ngừa tái phát sẹo: Một số thực phẩm khi tiêu thụ sẽ làm tăng sắc tố da, bởi vậy kiêng ăn là điều cần thiết để giảm nguy cơ hình thành vết thâm sẹo mới. 
  • Tăng cường hiệu quả điều trị: Tuân thủ chế dộ ăn uống khoa học, kiêng khem giúp tối ưu hóa quá trình da hồi phục và đạt được hiệu quả tốt nhất sau điều trị.

lợi ích của việc kiêng khem khi trị sẹo thâm

II. Điều trị sẹo thâm kiêng ăn gì?

Để đạt được hiệu quả cao và hạn chế nguy cơ tái phát, mọi người cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường ngọt như socola, kẹo, nước ngọt… kích thích tăng sinh hắc tố melanin khiến da bị thâm, sẫm màu rõ rệt hơn và gây sưng viêm ở vùng da sẹo 
  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ dễ gây kích ứng da trong thời gian mới điều trị còn nhạy cảm, đồng thời làm tăng khả năng sưng viêm và làm chậm quá trình mờ thâm sẹo
  • Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn có chứa chất bảo quản hoặc gia vị phụ gia khiến da bị dị ứng, kích ứng và làm chậm quá trình lành thương do không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể 
  • Đồ uống có cồn khiến cơ thể mất nước, làm da khô ráp và khó lành. Các sản phẩm rượu bia, nước có gas cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm sau điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến sức đề kháng làn da 
  • Chất kích thích như cà phê, thuốc lá, pod có chứa nicotine làm gián đoạn quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng da và cơ thể
  • Đồ ăn cay nóng dễ làm viêm da nhạy cảm bởi tính nóng nên khó tái tạo da mới và dễ mẩn đỏ. Đồng thời cũng làm sẹo thâm càng đậm màu    
  • Thịt bò, hải sản khiến cho vùng da có vết thương hở càng bị sẫm màu dẫn đến tái lại sẹo thâm
  • Đồ nếp và các sản phẩm từ gạo nếp sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí khiến sẹo nhô lên trên bề mặt da 

III. Trị sẹo thâm cần kiêng ăn trong bao lâu?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành – Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ, thời gian kiêng ăn sau khi trị sẹo thâm còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Tuy nhiên, để hạn chế những biến chứng và nguy cơ gây hại cho da không mong muốn, mọi người nên kiêng khem tiêu thụ các thực phẩm được kể trên từ 7 – 15 ngày nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi vị trí điều trị sẹo thâm nhanh chóng.

chế độ ăn kiêng

IV. Thực phẩm nên ăn sau khi trị sẹo thâm để da mau hồi phục

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, mọi người nên lựa chọn các loại thực phẩm dưới đây để cung cấp cho cơ thể nhóm dưỡng chất cần thiết: 

  • Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm dâu tây, cam, ớt đỏ, kiwi có khả năng cải thiện sắc tố da, hỗ trợ sản sinh collagen giúp làm lành sẹo hiệu quả 
  • Thực phẩm chứa vitamin K như cà chua, súp lơ, cải bắp, cải xoăn, măng tây, cần tây… đóng vai trò chủ chốt trong việc làm lành vết thương và tái tạo mô mới
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt khô như hạnh nhân, hạt hướng dương, bơ và dầu oliu, bảo vệ da khi có tổn thương và đẩy nhanh khả năng hồi phục 
  • Thực phẩm có omega 3 gồm hạt lanh, óc cho, hạt chia… giúp kháng viêm và tăng sức đề kháng cho da
  • Thực phẩm chứa vitamin A và chất chống oxy hóa bao gồm cà rốt, trà xanh, các loại quả mọng, bí đỏ giúp tái tạo tế bào da mới căng mướt và trắng sáng, đồng thời chữa lành vết thương nhanh chóng 
  • Thực phẩm chứa kẽm gồm các loại đậu, hạt bí, vừng,… ngăn chặn viêm nhiễm và phục hồi tổn thương 
  • Thực phẩm giàu sắt như rau bina, đậu lăng, súp lơ, gan động vật… giúp bổ sung hồng cầu cho vết thương sau khi điều trị nhanh lành hơn
  • Chất đạm tốt có trong thịt lợn nạc, sữa, đậu đỗ, lạc… rất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào mới giúp làm mờ thâm và cải thiện tình trạng sẹo 

V. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống sau điều trị

Biết được danh sách nhóm thực phẩm cần bổ sung sau điều trị sẹo thâm sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu, mọi người cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn mua các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
  • Đảm bảo sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến bao gồm rửa sạch, ngâm nước muối
  • Chế biến chín kỹ, hạn chế sử dụng đồ sống để đảm bảo sức khỏe và hệ tiêu hóa
  • Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, tránh tình trạng thiếu chất
  • Ăn uống mỗi ngày với lượng vừa đủ để hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu
  • Nên sử dụng trong ngày đối với các loại rau xanh, hạn chế lưu trữ trong tủ lạnh lâu ngày
  • Bảo quản đồ ăn trong ngăn mát nếu có nhu cầu sử dụng ngắn hạn và cấp đông trong thời gian dài  

lựa chọn thực phẩm tươi

VI. Chế độ chăm sóc sau điều trị để đạt hiệu quả tối ưu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần bổ sung và kiêng khem những thực phẩm có hại cho làn da bị sẹo thâm, mọi người cũng cần lưu tâm đến cách chăm sóc sau điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu:

  • Làm sạch da mỗi ngày, đặc biệt là vị trí da có sẹo thâm bằng bông y tế với nước muối sinh lý, sữa rửa mặt dịu nhẹ 
  • Không dùng các sản phẩm có chứa hoạt chất hóa học như BHA. AHA, retinol với khả năng tẩy da chết mạnh mẽ hoặc có chứa chất tẩy rửa khiến vùng da kích ứng 
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có hại như khói bụi, vi khuẩn,… làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da
  • Bảo vệ da bằng kem chống nắng, áo khoác, mũ rộng vành nhằm tránh tác động có hại của tia UV
  • Tránh vận động mạnh, dễ đổ mồ hôi hay bơi lội, xông hơi, tắm biến gây ảnh hưởng đến làn da
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để phục hồi tổn thương nhanh chóng 
  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo bác sĩ kê đơn, không tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định 
  • Tái khám theo lịch hẹn và thăm khám ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường ở vị trí sẹo thâm sau điều trị 

VII. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Việc theo dõi tiến độ hồi phục sau điều trị sẹo thâm rất quan trọng, mọi người cần gặp ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời khi gặp những dấu hiệu dưới đây: 

  • Vị trí sẹo thâm có dấu hiệu sưng tấy, đỏ ửng và cảm thấy nóng rát
  • Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ xung quanh vị trí điều trị 
  • Đau nhức, mệt mỏi và kèm sốt sau khi điều trị sẹo thâm
  • Sẹo thâm không biến mất sau khi điều trị

thăm khám định kỳ

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc trị sẹo thâm kiêng ăn gì và những lưu ý khi chăm sóc vết thương sau điều trị. Nếu mọi người muốn loại bỏ dứt điểm tình trạng sẹo bằng công nghệ cao, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết. 

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *