fbpx

Các phương pháp trị nám da có tác dụng phụ không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
14 3

Như chúng ta đã biết, có nhiều lựa chọn điều trị nám da đã được chứng minh là có hiệu quả. Một vấn đề khá được quan tâm liên quan tới những phương pháp này là tác dụng phụ của chúng khi sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về một số chất được sử dụng phổ biến trong điều trị nám và các tác dụng phụ liên quan của chúng.

Điều trị nám da bằng Hydroquinone

Nếu bạn đã nghiên cứu về việc điều trị nám thì có thể bạn đã biết đến hydroquinone. Đây là thành phần làm mờ sắc tố phổ biến nhất được sử dụng để điều trị nám da với nhiều sự kết hợp và nồng độ khác nhau.

Vậy, những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn sử dụng hydroquinone là gì? 

Điều đầu tiên và rõ ràng nhất đó là, khi một loại kem được sử dụng để làm sáng da thì luôn có nguy cơ nó sẽ hoạt động quá tốt và để lại một vùng da nhợt nhạt hơn so với khu vực còn lại. Điều này cũng là vấn đề nếu hydroquinone vô tình dính lên vùng da bình thường xung quanh. 

Da có thể bị loang lổ nếu dùng thuốc không cẩn thận
Da có thể bị loang lổ nếu dùng thuốc không cẩn thận

Tuy nhiên, miễn là được theo dõi cẩn thận, thì bạn có thể chủ động điều chỉnh liều lượng dùng để ngăn ngừa tình trạng này. Việc thoa kem hydroquinone một cách tỉ mỉ  lên những vùng da bị nám cũng có thể giúp tránh khỏi việc da bị loang lổ.

Kích ứng là tác dụng phụ tiếp theo của hydroquinone. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc. hydroquinone hoạt động bằng cách thấm sâu vào lớp biểu bì và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào hắc sắc tố. Quá trình này có thể gây kích ứng gây nên tình trạng ngứa, mẩn đỏ, bỏng rát hoặc đóng vảy nghiêm trọng. Nếu bạn bị kích ứng thì có thể là hydroquinone bạn đang sử dụng có nồng độ quá cao. Một số nhóm nhỏ có phản ứng kích ứng dữ dội thì có khả năng là bị dị ứng với hydroquinone.

Tác dụng phụ cuối cùng của hydroquinone nghe có vẻ vô lý nhưng nó thực sự đã được ghi nhận. Mặc dù hầu hết mọi người sử dụng hydroquinone vì khả năng làm sáng da nhưng việc sử dụng thuốc này liên tục trong thời gian quá dài có thể khiến da sạm đen. 

Sử dụng hydroquinone trong thời gian dài có thể gây ra sạm ra
Sử dụng hydroquinone trong thời gian dài có thể gây ra sạm ra

Điều trị nám da bằng Axit azelaic

Axit azelaic được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm dưỡng da vì nó có tác dụng như một chất chống viêm và giúp làm mờ sắc tố.

Tác dụng phụ chính của axit azelaic là kích ứng nhẹ hoặc làm khô da. Điều này là bình thường bởi cơ chế hoạt động của nó. Tình trạng châm chích nhẹ thường biến mất khi da bạn đã quen với thành phần này. Việc sử dụng dưỡng ẩm sau khi bôi axit azelaic là vô cùng cần thiết để giảm thiểu kích ứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, axit azelaic có thể gây bong tróc da hoặc bỏng rát.

Làn da bị kích ứng mẩn đỏ
Làn da bị kích ứng mẩn đỏ

Tác dụng phụ của Tacrolimus

Tacrolimus không quá phổ biến nhưng nó là một loại thuốc thường thấy trong các đơn thuốc điều trị nám kết hợp. Tacrolimus hoạt động bằng cách ức chế chất trung gian điều hòa các tế bào của cơ thể: cytokine. Nhiệm vụ của cytokine là gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch của cơ thể để thông báo tình trạng viêm và Tacrolimus sẽ làm gián đoạn tín hiệu này.

Tacrolimus thường được sử dụng thay thế cho steroid để giảm thiểu tình trạng viêm da. Nhờ đó những người sử dụng có thể tránh được các tác dụng phụ liên quan đến steroid như mỏng da, giảm collagen, giãn mao mạch…

Tác dụng phụ phổ biến nhất có thể xảy ra với tacrolimus là bỏng da hoặc châm chích . Các triệu chứng này thường hết sau vài ngày sử dụng

Da bị đỏ và mỏng hơn do tác dụng phụ của thuốc
Da bị đỏ và mỏng hơn do tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của Axit tranexamic

Axit tranexamic là một phương pháp  điều trị nám tương đối mới hiện nay. Chúng có thể là được sử dụng dưới dạng viên uống, kem bôi ngoài da hoặc tiêm. 

. Axit tranexamic có tác dụng điều trị nám da bằng cách ức chế sự tổng hợp melanin (sắc tố da) và ngăn chặn quá trình chuyển sắc tố xuống lớp hạ bì.

Tác dụng phụ của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng, Cụ thể là:

  • Viên uống: có thể gây Đau bụng, nhức đầu, buồn nôn và căng thẳng.
  • Thuốc bôi ngoài da: gây kích ứng da
  • Tiêm: Đau hoặc sưng tại chỗ tiêm
Cần phân biệt da bị kích ứng và dị ứng
Cần phân biệt da bị kích ứng và dị ứng

Tác dụng phụ của điều trị nám bằng laser

Laser là lựa chọn điều trị cho các loại nám cứng đầu khi các loại thuốc bôi không thể phát huy hiệu quả. 

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị nám bằng laser là kích ứng da, mẩn đỏ, bong tróc da và sưng tấy. Thêm nữa laser không thực sự phù hợp với một số người cho nên bạn hãy chỉ sử dụng khi có sự quan sát và tư vấn của bác sĩ da liễu.

Tác dụng phụ của lột da hóa chất

Lột da hóa học là sử dụng các chất để tẩy tế bào chết và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, mang tới làn da mịn màng, trắng sáng hơn.

Tác dụng phụ của lột da là có thể gây mỏng da, mẩn đỏ và viêm nhẹ. Thường các hiện tượng này sẽ khắc phục dần sau vài ngày điều trị. 

Lột da hóa chất không hẳn là an toàn
Lột da hóa chất không hẳn là an toàn

Khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nào, dù là dạng uống hay dạng kem, điều quan trọng là phải hết sức cảnh giác và chú ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Bạn có thể cảm thấy kích ứng nhẹ hay ngứa khi dùng một số sản phẩm chăm sóc da, nhưng điều đó đôi khi là phản ứng bình thường khi da chưa kịp thích ứng. Miễn là các phản ứng này không phát triển thành tổn thương da nặng hoặc đóng vảy thì bạn có thể để da có cơ hội làm quen với thuốc.

Nếu cảm thấy điều gì không ổn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ  da liễu. Để tránh tình trạng tồi tệ có thể xảy đến, bạn có thể chọn thăm khám và điều trị nám theo phác đồ điều trị của bác sĩ ngay từ ban đầu. 

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *