[Giải đáp] Trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò không

Nhiều người lo lắng vấn đề trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò không? Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên và hướng dẫn cách xử trí tình trạng này một cách hiệu quả. 

I. Trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò không?

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xuất hiện phổ biến khi trẻ dưới 1 tuổi và dần biến mất khi trẻ lớn dần. Ngay cả khi trẻ chỉ bú mẹ vẫn có nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò do người mẹ sử dụng sản phẩm từ sữa bò và lây truyền thông qua việc cho con bú. 

Đạm trong sữa bò có 2 loại chính là Casein và Whey. Khi khi cơ thể của trẻ nhầm lẫn protein trong sữa bò là chất gây hại sẽ tăng sinh kháng thể miễn dịch IgE dẫn đến tình trạng dị ứng. Tỷ lệ trẻ bú mẹ bị dị ứng đạm trong sữa bò rất hiếm, chỉ khoảng 0.5%. (1)

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò

Mọi người có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua những triệu chứng như:

  • Triệu chứng trên da: Nổi mề đay, phát ban, viêm da cơ địa, sưng tấy tại vùng da xung quanh mắt, miệng.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Môi, lưỡi, miệng của trẻ bị sưng, xuất hiện tình trạng nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng hoặc có lẫn máu. Một số trẻ còn gặp tình trạng táo bón kéo dài.
  • Triệu chứng hô hấp: Trẻ thường thở khò khè, ho kéo dài, nghẹt mũi, khó thở.
  • Triệu chứng khác: Quấy khóc nhiều, sút cân đột ngột, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ

III. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ bú mẹ và có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò cần đưa đi khám bác sĩ ngay. Đặc biệt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ quấy khóc nhiều hoặc có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác khiến cha mẹ lo lắng về sức khỏe của trẻ. Việc thăm khám sớm giúp chẩn đoán chính xác và có hướng xử trí phù hợp, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ.

IV. Cách xử trí khi trẻ bú mẹ bị dị ứng đạm sữa bò

Để khắc phục tình trạng dị ứng này, mọi người hãy thực hiện theo cách sau:

1. Đối với mẹ

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa dị ứng đạm sữa ở trẻ. Cụ thể: 

  • Loại bỏ hoàn toàn đạm sữa bò khỏi chế độ ăn: Người mẹ nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đạm sữa bò như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, kem,… giảm tình trạng truyền chất gây dị ứng qua sữa.
  • Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm: Đọc kỹ về các thành phần in trên bao bì sản phẩm, tránh lựa chọn thực phẩm chứa casein, whey dễ gây dị ứng cho trẻ. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Thay thế sản phẩm từ sữa bò bằng các nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, kali, vitamin D như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, nước cam, đậu phụ, thịt nạc,…
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự cân bằng trong chế độ ăn của mẹ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất.

trẻ khám bác sĩ

2. Đối với bé

Ngoài điều chỉnh chế độ ăn của mẹ, kiểm soát chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng là phương pháp khắc phục tình trạng dị ứng đạm sữa bò. Mọi người có thể tham khảo cách xử trí sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này nên ưu tiên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nhằm tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Ngoài việc tiếp tục sử dụng sữa mẹ, trẻ nên bắt đầu tập ăn dặm với thực đơn không chứa đạm sữa bò hoặc đồ ăn gây dị ứng khác. 
  • Theo dõi và tái khám định kỳ: Cha mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được đánh giá tiến triển cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị phù hợp.

V. Chế độ ăn cho mẹ khi trẻ bị dị ứng đạm bò

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học cho mẹ giúp cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ. Sau đây là gợi ý thực đơn mà mọi người nên tham khảo:

1. Thực phẩm cần tránh

  • Thực phẩm chế biến sẵn từ sữa bò như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, phô mai, bơ, kem, bột sữa và các chế phẩm từ sữa bò
  • Các loại sữa động vật khác như sữa dê, sữa cừu,… 
  • Thực phẩm có nguy cơ kích thích dị ứng như trứng, đậu nành, yến mạch,… 

thực phẩm gây dị ứng

2. Thực phẩm nên bổ sung

  • Thịt và cá: Cung cấp hàm lượng vitamin B12, đạm omega-3 cao giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ. 
  • Nấm, rau củ, trái cây: Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều Riboflavin, chất xơ nhằm duy trì sự hấp thụ, hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh. 
  • Hạt và ngũ cốc: Giàu chất béo và protein giúp mẹ có nhiều sữa, trẻ nhanh tăng cân. 
  • Thức uống: Nên bổ sung nhiều nước kích thích tiết nhiều sữa mẹ, giảm nguy cơ táo bón, khó tiêu ở trẻ.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc trẻ bú mẹ có bị dị ứng đạm sữa bò không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *