Sùi mào gà ở trẻ em là hiện tượng mắc bệnh chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang con hoặc do một số nguyên nhân khác. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây.
I. Trẻ em có bị mắc sùi mào gà không?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành – Giám đốc chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ, sùi mào gà ở trẻ em là một trong những bệnh lý không hiếm gặp khi môi trường sống của trẻ có người nhiễm virus HPV. Một vài nguyên nhân khiến trẻ mắc sùi mào gà như:
- Lây truyền từ mẹ sang con qua đường sinh nở
- Cha mẹ sử dụng chung đồ dùng cá nhân của con trẻ như khăn tắm, bàn chải,…
- Trẻ bị xâm hại tình dục
- Lây nhiễm virus HPV gây bệnh từ việc tiếp xúc vết thương hở
II. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở trẻ em
Khi mắc sùi mào gà ở trẻ em sẽ xuất hiện những tổn thương u sùi màu đỏ hồng hoặc ghi nhạt tại nhiều vị trí khác nhau như tay chân, lưng, bụng hoặc ở bộ phận sinh dục. Sau một thời gian phát triển, nốt sùi sẽ mọc thành cụm, mảng có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà. Trẻ mắc sùi mào gà sẽ bị đau rát, quấy khóc khi vết thương bị chà sát gây chảy máu.
III. Trẻ nhỏ bị sùi mào gà có nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà ở trẻ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tâm lý. Đồng thời, nếu không ngăn chặn sự phát triển của virus và có phác đồ điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ càng trở nên nghiêm trọng và gây nên biến chứng khác về sau.
NGHI NGỜ SÙI MÀO GÀ? BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN TRỰC TIẾP NGAY
IV. Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà ở trẻ em bao gồm:
- Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng điển hình như mụn sùi dạng súp lơ, trẻ ngứa ngáy, quấy khóc và chảy máu khi gãi
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ tiến hành lấy máu và mang đi làm xét nghiệm để kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe và mức độ nhiễm bệnh
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu mô trên vùng da bệnh để tiến hành sinh thiết, định loại virus HPV
V. Bị sùi mào gà ở trẻ em có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát triển kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Tùy vào từng trường hợp và mức độ mắc bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp. Dưới đây là những cách trị sùi mào gà cho trẻ nhỏ phổ biến hiện nay:
1. Sử dụng thuốc
Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ chỉ định sử dụng dạng thuốc bôi bao gồm Imiquimod và podophyllotoxin.
- Imiquimod: Đây là loại kem bôi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ được chỉ dịnh dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như đỏ da, kích ứng, loét, mụn nước hoặc giảm sắc tố
- Podophyllin và Podofilox: Loại thuốc bôi này không cần rửa, có tác dụng phá hủy các mô của sùi mào gà. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng phụ như gây bỏng, ngứa, đau và viêm cục bộ
2. Can thiệp y khoa
Đối với các trường hợp dùng thuốc bôi không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một số các phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh như:
- Áp lạnh nitơ lỏng: Đây là phương pháp ít tốn kém, an toàn và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần gây mê và điều trị nhiều lần
- Đốt điện: Sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt cháy các u sùi, chống chỉ định cho trẻ mang máy tạo nhịp tim hoặc đang tổn thương gần hậu môn
- Ứng dụng quang động học: Sử dụng ánh sáng để kích hỏa những phân tử có tính nhạy cảm với ánh sáng trong mô tổn thương, tạo ra phân tử oxy hóa mạnh để phá hủy tế bào u sùi
- Công nghệ laser: Phương pháp điều trị này được đánh giá tối ưu nhất hiện nay bởi ít chảy máu, không gây xâm lấn
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo những lưu ý khi điều trị bằng laser bao gồm:
- Độ tuổi nên điều trị: Trẻ đã có nhận thức và thường từ 5 tuổi trở lên
- Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, sợ sệt khi điều trị, ám ảnh vì mắc bệnh
- Ảnh hưởng sức khoẻ: Những vùng da xung quanh bị ảnh hưởng bởi tia laser
VI. Lưu ý để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở trẻ em
Bậc phụ huynh cần ghi nhớ những cách ngăn chặn virus HPV gây sùi mào gà ở trẻ:
- Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Tránh cho trẻ sinh hoạt ở môi trường có người nhiễm bệnh
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm
- Tạo thói quen tất chân và đi dép trong nhà, hạn chế cắn móng tay cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn
- Tiêm phòng vaccine HPV cho trẻ từ 9 tuổi trở lên
Sùi mào gà ở trẻ em sẽ được kiểm soát nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu trẻ đang mắc sùi mào gà, phụ huynh hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.