Sẹo rỗ đáy tròn: Nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sẹo rỗ đáy tròn

Sẹo rỗ đáy tròn là một tình trạng sẹo khá phức tạp và khó khăn trong điều trị bởi kiểu hình đặc biệt của nó. Sẹo rỗ không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến người mang sẹo mất tự tin trong cuộc sống.  Vậy hãy cùng phòng khám Maia tìm hiểu xem loại sẹo rỗ đáy tròn này hình thành do đâu và các phương pháp điều trị hiệu quả đang được ứng dụng hiện nay là gì nhé!

Những biểu hiện của sẹo rỗ đáy tròn

Sẹo rỗ đáy tròn là một loại sẹo phổ biến và thường xảy ra da trong quá trình lành mụn. Loại sẹo này biểu hiện như những vết lõm trên da và rộng khoảng vài mm. Chúng được xác định bởi các cạnh dốc, đáy rộng tạo cho da có vẻ như các gợn sóng nhấp nhô. Kích thước của sẹo không phụ thuộc vào tổn thương mụn gây ra, chúng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn nốt mụn ban đầu tùy vào cách mà da lành lại. Sẹo rỗ đáy tròn thường gặp ở những vùng da dày hơn trên khuôn mặt, chẳng hạn như hai bên má và dưới quai hàm.

nhận biết sẹo rỗ đáy tròn

Những yếu tố nào khiến hình thành sẹo đáy tròn?

Giống như các loại sẹo rỗ khác, sự hình thành của sẹo rỗ đáy tròn phụ thuộc vào quá trình điều trị và cơ địa của từng người. Viêm trong quá trình mụn cũng đóng vai trò trong sự phát triển của sẹo lõm. Tình trạng mụn viêm càng nghiêm trọng thì càng có nhiều khả năng để lại sẹo khi lành lại. Đây là một trong những lý do mà phải điều trị mụn càng sớm càng tốt, tránh viêm sâu dẫn tới mụn.

Lấy nhân mụn hoặc nặn mụn không đúng cách có thể làm da bị tổn thương và làm tăng khả năng bị sẹo. Do vậy, nếu bạn muốn loại bỏ mụn một cách an toàn, hãy thực hiện với sự tư vấn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn.

Bạn cũng có nhiều  khả năng bị sẹo rỗ hơn nếu hút thuốc, vì thuốc lá làm tăng nguy cơ bị sẹo nói chung. Các nguyên nhân khác như tổn thương do thủy đậu hoặc bỏng cũng có thể tạo nên sẹo rỗ do lượng collagen bổ sung không đủ trong quá trình lành vết thương.

 Điều trị sẹo rỗ đáy tròn

Có thể chia điều trị sẹo đáy tròn thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu thực hiện các phương pháp để giảm độ lõm của sẹo, làm bằng phẳng bề mặt da. Giai đoạn sau nhằm mục đích giảm sắc tố sẹo, đưa vùng da bị sẹo về gần tới màu da nguyên bản. Các phương pháp dưới đây sẽ được sử dụng trong giai đoạn đầu của điều trị.

1. Cắt đáy sẹo

Trong sẹo rỗ đáy tròn có các mô xơ hay còn gọi là chân sẹo kéo vùng da xuống dưới, tạo nên dạng hình lõm trên bề mặt da. Thủ thuật cắt đáy sẹo là một phương pháp điều trị nhằm cắt đứt các sợi mô đang co kéo bề mặt da, giúp giải phóng phần da bị lõm để quay trở lại vị trí ban đầu.

kỹ thuật cắt đáy sẹo rỗ

2. Cắt sẹo

Đây là phương pháp dùng một dụng cụ đục lỗ để cắt mô sẹo ra khỏi da. Sau đó vết thương sẽ được khâu lại để tạo thành một vết sẹo mới nhỏ hơn và bằng phẳng ở vị trí sẹo cũ.

3. Cấy da

Phương pháp này sẽ bao gồm cắt sẹo và lấp đầy vết thương bằng cách bù đắp bằng da từ vùng khác của cơ thể.

4. Mài da

Mài da được sử dụng để loại bỏ lớp da trên cùng thông qua việc ma xát, tương tự như một máy chà nhám.  Khi các lớp da bị loại bỏ, vết sẹo rỗ trở nên nông hơn. Kỹ thuật này thường kém hiệu quả nếu dùng để xử lý các vết sẹo sâu, và cũng có nguy cơ làm thay đổi màu sắc và kết cấu da. Bạn cũng sẽ cần điều trị ít nhất 2 đến 3 lần mới có thể nhận thấy kết quả.

5. Lăn kim/ Phi kim

Phương pháp điều trị này kích thích sản sinh collagen bằng cách tạo ra các vết thương nhỏ với một công cụ đặc biệt. Những vết thương này thường lành trong vòng hai ngày và collagen mới sẽ được hình thành bên trong vết sẹo. Khi collagen mới được hình thành, nó sẽ góp phần đẩy vùng lõm của sẹo lên tiệm cận với bề mặt da.

Phương pháp này cần thời gian khoảng 4 đến 6 tuần mới đạt được lợi ích cụ thể. Chiều dài của kim cũng có ảnh hưởng tới khả năng thành công của phương pháp điều trị. Các loại kim tác động sâu vào da thường mang lại kết quả tốt hơn. 

tìm hiểu về phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ

6. Chấm TCA tái tạo da

TCA thực chất là một loại axit nồng độ cao (axit trichloroacetic) có khả năng tạo ra phản ứng viêm nhỏ trên da và dẫn tới việc kích thích hình thành collagen mới, làm giảm độ sâu của sẹo. Thông thường, axit sẽ được chấm trực tiếp vào vùng sẹo cần điều trị chứ không thoa lên cả mặt.

Phương pháp này cần được thực hiện kết hợp với các biện pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả tối đa. Đồng thời, bạn không nên tự ý thực hiện phương pháp này tại nhà bởi axit này có thể làm tình trạng sẹo tiến triển nghiêm trọng hơn nếu không biết điều chỉnh liều lượng.

7. Tiêm dermal  filler

Đây là những chất có khả năng len lỏi vào các mô và làm đầy da theo ý muốn. Biện pháp này mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng không lâu dài. Sau một thời gian, những chất này sẽ bị tiêu biến và vùng da sẽ trở lại nguyên trạng như chưa từng tiêm trước đây.

tiêm filler làm đầy sẹo rỗ

8. Lột da hóa học

Phương pháp này sẽ loại bỏ phần da bên ngoài bằng cách sử dụng axit salicylic hoặc axit glycolic nồng độ cao. Phương pháp này không phù hợp với các vùng sẹo sâu vì nó có thể dẫn tới tăng sắc tố da hoặc thay đổi cấu trúc da.

9. Liệu pháp Laser

Laser được sử dụng theo hai cách. Liệu pháp Laser mài mòn sử dụng ánh sáng năng lượng cao để loại bỏ các lớp da bên ngoài, đồng thời khuyến khích sản xuất collagen mới ở các lớp dưới của da. Laser không mài mòn sử dụng nhiệt để khuyến khích sản sinh collagen mới trong da mà không làm tổn thương lớp da bên ngoài.

Cả hai việc loại bỏ da bên ngoài và sản sinh collagen mới đều có tác dụng làm giảm lõm sẹo. Có nhiều liệu pháp laser để điều trị sẹo lõm và bác sĩ da liễu sẽ tư vấn để xác định phương pháp điều trị dựa trên màu da và kiểu hình sẹo.

xóa sẹo rỗ bằng laser

Điều trị sẹo đáy tròn giai đoạn 2 sẽ dùng các phương pháp: Mài da vi điểm, lột da bằng hóa chất, phi kim và laser vi điểm với mục đích làm đồng đều màu da trên vùng sẹo đã được làm phẳng trước đó.

Tất cả các phương pháp điều trị trên đều tiềm ẩn những tác dụng phụ, chẳng hạn như bỏng da, kích ứng da, bong tróc, tẩy trắng da và thay đổi cấu trúc da. Những người có làn da sẫm màu sẽ dễ gặp tác dụng phụ của việc điều trị sẹo rỗ hơn. 

Nếu bạn đang cần điều trị sẹo rỗ đáy tròn thì hãy tìm hiểu kỹ và tìm đến các địa chỉ phòng khám da liễu đáng tin cậy. Các bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn các hình thức điều trị sẹo khác nhau và tư vấn lộ trình tốt nhất phù hợp với tình trạng sẹo của bạn.

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *