fbpx

Sẹo lồi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sẹo lồi ở trẻ em

Sẹo lồi ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không tác động đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ. Trong bài viết sau, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ những dấu hiệu nhận biết và cách xử lý sẹo lồi an toàn và hiệu quả.

I. Nguyên nhân khiến trẻ em bị sẹo lồi

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây sẹo lồi sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sẹo lồi ở trẻ em: 

  • Do di truyền: Trong gia đình có người cơ địa bị sẹo lồi, thì thế hệ sau sẽ có nguy cơ xuất hiện sẹo lồi trên da.
  • Chế độ ăn uống: Trong thời gian vết thương phục hồi, nếu trẻ sử dụng rau muống, thịt gà, đồ nếp, hải sản,… có khả năng cao sẹo lồi sẽ hình thành.
  • Vết thương: Da trẻ có vết cắt, trầy xước, côn trùng cắn, vết tiêm, khâu phẫu thuật,… nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách rất dễ gây ra sẹo lồi.
  • Dị ứng: Làn da trẻ nhạy cảm, bị kích ứng với các loại keo dán, băng gạc, kem bôi ngoài da,… cũng là lý do khiến tế bào da phát triển bất thường tạo thành sẹo lồi ở trẻ em.

nguyên nhân trẻ em bị sẹo lồi

II. Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi ở trẻ em

Sẹo lồi ở trẻ em không khó để nhận biết, mọi người chỉ cần quan sát những biểu hiện sau:

  • Vết thương đã khép miệng, màu hồng, đỏ, không độ đàn hồi
  • Sẹo lồi bị gồ lên khỏi da, căng bóng và cứng
  • Mô sẹo ngày càng phát triển theo thời gian 
  • Sẹo có thể gây ngứa khiến trẻ khó chịu

III. Trẻ bị sẹo lồi phải làm sao?

Việc phát hiện và điều trị sẹo lồi càng sớm sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ sẹo tăng kích thước trên da của trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo những cách xử lý sau để loại bỏ sẹo lồi cho trẻ ngay khi mới hình thành:

1. Xóa sẹo bằng các phương pháp dân gian

Với các trường hợp sẹo mới hình thành hay kích thước nhỏ, một số phụ huynh đã sử dụng các mẹo dân gian để xóa sẹo cho trẻ. Sau đây là gợi ý về các nguyên liệu loại bỏ sẹo lồi hiệu quả: 

  • Nha đam: Có tác dụng làm mềm vết sẹo, ngoài ra thành phần vitamin A, E trong nha đam giúp làm dịu da, giảm ngứa.
  • Mật ong: Chứa hoạt chất hydrogen peroxide có khả năng ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng da, dưỡng ẩm giúp vết sẹo mềm và xẹp dần.
  • Khoai tây: Thành phần enzyme catecholase trong khoai tây có công dụng ức chế tình trạng tăng sắc tố, từ đó khiến vết sẹo mờ đi và trở nên đều màu với vùng da xung quanh.
  • Chanh: Hàm lượng vitamin C và axit citric tự nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ da sáng đều màu và làm phẳng mô sẹo cứng.
  • Nghệ tươi: Vitamin E và curcumin là hai dưỡng chất tồn tại trong nghệ tươi có tác dụng tái cấu trúc collagen giúp làm mờ những vết sẹo lồi trên da.  

bột nghệ

2. Điều trị sẹo lồi ở trẻ em bằng liệu pháp y khoa

So với các phương pháp dân gian, điều trị bằng y khoa sẽ mang lại hiệu quả toàn diện hơn, tuy nhiên các phương pháp này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần thăm khám và trao đổi bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp y tế được áp dụng rộng rãi hiện nay:

  • Kem bôi: Các hoạt chất heparin, vitamin A, glucosamine,… trong các dòng kem trị sẹo có công dụng chống viêm, làm mềm cấu trúc collagen giúp vết sẹo lồi ở trẻ em mờ đi. Cha mẹ chú ý cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bôi thuốc cho con và ngưng sử dụng nếu da trẻ xuất hiện tình trạng sưng, mẩn đỏ, ngứa rát.
  • Miếng dán: Đây là sản phẩm có thành phần chính từ silicone y tế có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tái tạo da. Sử dụng miếng dán giúp làm xẹp mô sẹo nhưng dễ gây tổn thương và đau rát vùng da bị thương của trẻ.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt sẹo lồi. Phương pháp này xử lý được cả những vết sẹo lớn nhưng sẽ có nguy cơ tổn thương cao và có thể để lại vết sẹo mới. 
  • Áp nitơ lạnh: Sử dụng nitơ lỏng với nhiệt độ cực thấp nhằm làm teo mô sẹo. Phương pháp này khá an toàn, hạn chế tình trạng nóng rát, chảy máu. Bên cạnh đó, áp lạnh cần thực hiện nhiều lần và có thể gây tê bì da.
  • Laser: Ánh sáng laser với tần sóng phù hợp giúp phá vỡ cấu trúc mô sẹo, theo đó làm giảm kích thước cũng như cải thiện màu sắc của sẹo lồi. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn và nhanh chóng tuy nhiên có thể gây rát và đỏ da tạm thời.

laser trị sẹo lồi

IV. Trẻ bị sẹo lồi nên thăm khám và điều trị ở đâu tốt?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện xóa sẹo lồi ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng đảm bảo quy trình thực hiện chuẩn y khoa, bác sĩ có chuyên môn, công nghệ hiện đại. Trong suốt quá trình 15 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ xóa sẹo uy tín hàng đầu bởi những lý do như:

  • Phòng khám được Sở Y Tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm làm việc tại bệnh viện da liễu trung ương
  • Cơ sở vật chất sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi
  • Máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình điều trị sẹo được nhập khẩu và có đầy đủ giấy chứng nhận toàn cầu
  • Ứng dụng công nghệ Maitrix Scar làm phẳng sẹo, không đau, không cần kiêng khem 
  • Xây dựng liệu trình xóa sẹo cá nhân hóa theo đúng chuẩn y khoa
  • Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề trong suốt quá trình điều trị

phòng khám da liễu maia

V. Lưu ý để phòng ngừa tình trạng sẹo lồi ở trẻ em

Việc phòng ngừa sớm sẽ giúp hạn chế nguy cơ sẹo lồi xuất hiện ở trẻ. Dưới đây là những lưu ý mà mọi người nên biết: 

  • Cha mẹ nên dùng nước sạch, dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương cho trẻ 
  • Băng bó đúng cách tránh để vết thương nhiễm trùng hình thành nên sẹo lồi
  • Hạn chế dùng xà phòng, kem dưỡng có nhiều hóa chất lên vùng da có vết thương của trẻ
  • Không để trẻ gãi, làm trầy xước, bóc mài vết thương làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để cung cấp độ ẩm cho da
  • Bổ sung các loại rau củ và trái cây như: cải xanh, cam, ớt chuông, bưởi,… giúp kích thích sản sinh collagen và elastin, làm lành vết thương nhanh chóng
  • Không để trẻ ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống,… dễ khiến vết thương mưng mủ và để lại sẹo lồi trên da
  • Không cho trẻ mặc quần áo bí bách, bó sát làm cọ xát với vết thương
  • Hạn chế để trẻ vận động mạnh khiến vết thương bị rách
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu vết thương xuất hiện những vấn đề bất thường như sưng đỏ, mưng mủ,…

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tình trạng sẹo lồi ở trẻ em. Để xóa sẹo an toàn, hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết. 

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *