Rụng tóc hói đầu ở nam giới còn thường được gọi là rụng tóc nội tiết tố nam. Đây là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới. Nhưng ít ai biết rằng, kiểu rụng tóc này có nguyên nhân là do ảnh hưởng của DHT – một hormone sinh dục của cơ thể. Vậy rụng tóc do DHT là gì?
Những ảnh hưởng của DHT đối với rụng tóc
Dihydrotestosterone (DHT) là một androgen – hormone sinh dục góp phần vào sự phát triển các đặc điểm giới tính trên cơ thể. Lông và tóc là một trong những đặc điểm đó. Chính vì vậy, khi bị tác động thì DHT cũng có thể khiến tóc bị rụng nhanh hơn và sớm hơn so với chu trình phát triển bình thường.
Có thể coi DHT là nguyên nhân cơ bản nhất cho việc rụng tóc hói đầu ở nam giới. Phụ nữ cũng có thể gặp kiểu rụng tóc này, nhưng ít phổ biến hơn và tác động của nó ở nữ giới cũng ít nghiêm trọng hơn.
Một trong những phương pháp điều trị rụng tóc hiệu quả hiện nay chính là vào ức chế hoạt động của DHT, làm chậm lại thời gian khởi phát chứng hói đầu ở nam giới. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách DHT ảnh hưởng tới tóc của chúng ta và những biện pháp có thể sử dụng để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình rụng tóc do DHT này dưới đây.
Có thể bạn muốn biết: Ngăn chặn DHT gây rụng tóc bằng thực phẩm có hiệu quả không?
DHT là gì?
DHT có nguồn gốc từ testosterone, loại hormone mà có cả ở nam và nữ giới. Những đặc điểm giới tính được tạo nên từ nội tiết tố này gồm:
- Giọng nói
- Khối lượng cơ
- Mật độ lông trên cơ thể
- Sự phát triển các cơ quan sinh dục nam
- Sự phân bố chất béo trên toàn bộ cơ thể
Testosterone và DHT cũng có nhiều lợi ích cho việc duy trì số lượng cơ bắp, thúc đẩy sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản.
Những tác động khi có quá nhiều DHT
Sẽ có khoảng 10% testosterone được chuyển hóa thành DHT với sự hỗ trợ của enzym 5-alpha reductase (5-AR). Khi DHT lưu chuyển tự do trong cơ thể, chúng có khả năng liên kết với các thụ thể ở các nang tóc, khiến chúng teo lại và hạn chế sự phát triển của tóc. Đây chính là tình trạng rụng tóc do DHT, thưa tóc và hói dần mà chúng ta thường thấy.
Không chỉ như vậy, quá nhiều DHT còn có thể gây ảnh hưởng tới những hoạt động khác của cơ thể, chẳng hạn như:
- Làm chậm lành vết thương
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Bệnh động mạch vành
Đọc thêm: So sánh các phương pháp điều trị rụng tóc phổ biến hiện nay
Có quá ít DHT
Không chỉ nồng độ cao DHT gây ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể, mà quá ít DHT của có thể gây ra các vấn đề trong phát triển tuổi dậy thì.
DHT thấp là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong quá trình phát triển ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là nam giới. Chúng có thể làm chậm phát dục ở bộ phận sinh dục; phân phối không đều chất béo, làm nữ hóa tuyến vú; tăng nguy cơ phát triển các khối u tuyến tiền liệt
DHT gây ảnh hưởng tới việc rụng tóc như thế nào?
Phần nang tóc ở dưới da đầu còn được gọi là phần sống của tóc. Mỗi nang tóc sẽ phát triển từ 1-3 sợi tóc cùng một lúc. Mỗi một sợi tóc sẽ trải qua chu kỳ phát triển kéo dài 2 đến 8 năm và không bị gián đoạn cho dù bạn có cắt hay cạo tóc. Ở cuối chu kỳ phát triển của mình, các sợi tóc sẽ đi vào giai đoạn nghỉ ngơi và từ từ rụng đi trong vài tháng sau đó. Nang tóc sẽ tái tạo mầm tóc và bắt đầu một vòng đời mới.
Theo lý thuyết, vòng đời phát triển của tóc sẽ không bị gián đoạn, tuy nhiên một số yếu tố có thể phá vỡ quy trình này. Và tác nhân nổi bật ở đây chính là DHT. DHT có thể làm thu nhỏ các nang tóc và rút ngắn quá trình phát triển của tóc, khiến tóc mới mọc ra yếu hơn và mảnh hơn. Những sợi tóc này cũng rụng nhanh hơn sợi tóc khỏe mạnh bình thường. DHT cũng khiến các nang tóc mất nhiều thời gian hơn để hình thành sợi tóc mới sau khi tóc cũ rụng.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Một số người sẽ nhạy cảm với DHT hơn do các thụ thể trong gen và có nguy cơ bị rụng tóc kiểu hói hơn. Xu hướng rụng tóc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị rụng tóc hói đầu trước đó, thì khả năng cao là bạn cũng có trình trạng tương tự khi tới một độ tuổi nhất định. Khi xu hướng hói đầu này được di truyền thì tình trạng rụng tóc do DHT sẽ có tỉ lệ cao hơn.
Cách hạn chế tình trạng rụng tóc do DHT
Có khá nhiều phương pháp đã được ứng dụng với mục đích giảm tình trạng rụng tóc do DHT và phục hồi tóc. Tuy nhiên, chúng đều hoạt động theo một trong hai cơ chế:
- Ngăn cản DHT liên kết với các thụ thể 5-AR, ngăn chặn DHT tác động tới các nang tóc
- Ức chế sản sinh DHT trong cơ thể
Hai sản phẩm phổ biến mà bạn có thể sử dụng để điều trị rụng tóc do DHT là Finasteride và Minoxidil.
Finasteride
Đây là dòng thuốc uống kê đơn và có tác dụng ngăn chặn DHT liên kết với các thụ thể 5-AR. Điều này sẽ giúp cho các nang tóc được bảo vệ và không rụng tóc nữa. Nhưng loại thuốc này cần được sử dụng một cách thận trọng vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Minoxidil
Minoxidil là thuốc giãn mạch và có thể mở rộng các mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và kích thích mọc tóc. Loại thuốc này có thể được mua dễ dàng không cần kê đơn và có nhiều dạng để sử dụng, như serum, dạng xịt…
Những phương pháp khác
Bên cạnh hai loại thuốc ở trên, có khá nhiều phương pháp đang được sử dụng trong hỗ trợ điều trị rụng tóc do DHT. Nổi bật trong số đó là phương pháp đưa dưỡng chất và các yếu tố vi lượng vào nang tóc để nuôi dưỡng lại các nang tóc bị suy yếu.
Quá trình này sẽ sử dụng thiết bị công nghệ cao đưa trực tiếp các dưỡng chất thiết yếu nuôi dững nang tóc khỏe mạnh trở lại. Từ đó ngăn chặn tình trạng rụng tóc sớm và kích thích tóc mọc trở lại.
Bạn cũng có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của tóc như biotin, nhóm vitamin B từ thực phẩm để tóc dày hơn và khỏe mạnh hơn. mọc tóc hiệu quả.
Tóm lại
DHT là một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam và nữ giới. Chúng có thể liên quan tới khuynh hướng rụng tóc do di truyền và quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ điều trị rụng tóc do DHT, tuy nhiên để đạt hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên liên hệ với bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ phân tích tình trạng rụng tóc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.