fbpx

Rụng tóc có phải bị ung thư không? Nguyên nhân là gì?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
Rụng tóc có phải bị ung thư

Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà rụng tóc còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Thậm chí nhiều người còn lo lắng rằng rụng tóc có phải bị ung thư không? Chính điều này đã khiến nhiều người đối mặt với tâm lý sợ rụng tóc. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết này và hãy cùng dalieuhanoi tìm hiểu kỹ vấn đề nhé.

1. Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư?

Rụng tóc có phải dấu hiệu của ung thư? Theo các chuyên gia y tế, rụng tóc nhiều không phải là bệnh ung thư. Việc rụng tóc hàng loạt không liên quan gì đến bệnh ung thư.

Quan niệm rụng tóc ồ ạt là bị ung thư là do mọi người nhầm lẫn với tác dụng phụ của việc điều trị ung thư đối với bệnh nhân.

Việc điều trị ung thư có thể gây rụng tóc, nhưng ngược lại, rụng tóc không phải bị ung thư. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng rụng tóc, bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân cùng bác sĩ chuyên khoa và có biện pháp xử lý kịp thời.

Như vậy với câu hỏi “rụng tóc có phải bị ung thư không?” thì câu trả lời là không.

2. Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc nhiều

Rụng tóc có phải ung thư? Rụng tóc có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Rụng tóc có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột. Nó ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể. Rụng tóc có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn và không thể phục hồi được.

2.1. Dấu hiệu của tình trạng rụng tóc

Các triệu chứng của rụng tóc bao gồm:

  • Rụng tóc trên đỉnh đầu: Đây là loại rụng tóc phổ biến nhất và ảnh hưởng đến cả nam và nữ theo độ tuổi. Ở nam giới, tóc thường ngả ra sau trán, tạo thành một vùng hói hình chữ M.
Rụng tóc có phải bị ung thư
Biểu hiện tóc hói hình chữ M
  • Các đốm hói loang lổ hoặc có hình tròn. Rụng tóc của một số người dẫn đến việc hình thành các đốm nhỏ trên da đầu có kích thước chỉ bằng một đồng xu. Loại rụng tóc này thường chỉ tác động đến da đầu. Đôi khi cũng có thể xuất hiện trên râu hoặc lông mày. Trong một số trường hợp, da của bạn có thể bị ngứa hoặc đau trước khi tóc hoặc lông rụng.
  • Rụng tóc đột ngột: Bạn có thể đã chứng kiến ​​một người nào đó bị một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần và tóc của họ có thể rụng với số lượng lớn hoặc chuyển sang màu trắng trong một thời gian ngắn. Khi đó, chỉ chải hoặc gội đầu cũng có thể dẫn đến rụng tóc nhiều. Loại rụng tóc này thường dẫn đến tóc mỏng hơn là hói đầu.
  • Rụng tóc toàn thân: Khi một số người được điều trị bệnh, họ có thể bị rụng tóc như một tác dụng phụ. Ví dụ, hóa trị liệu ung thư có thể gây rụng tóc và lông toàn thân. Trong những trường hợp này, tóc có thể lành và thường mọc trở lại.

Rụng tóc có bị ung thư không? Câu trả lời là không! Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Theo nghiên cứu, một người trung bình rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này thường không làm cho tóc trên da đầu mỏng đi, vì tóc mới cũng mọc và phát triển cùng lúc với quá trình rụng tóc.

2.2. Nguyên nhân của rụng tóc

Nguyên nhân khiến rụng tóc thường do ảnh hưởng của một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Tiền sử gia đình (di truyền): Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Tình trạng di truyền này có thể được gọi là hói đầu kiểu nam hoặc hói đầu kiểu nữ. Nó thường xảy ra dần dần khi một người già đi do quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố hoặc tình trạng bệnh lý: Thay đổi nội tiết tố có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời. Chẳng hạn như mang thai, sinh con, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Hoặc khi bạn bị nhiễm trùng da đầu cũng có thể làm chân tóc yếu đi và gây rụng tóc.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây rụng tóc. Chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, bệnh tim, bệnh gút và huyết áp cao.
Rụng tóc có phải bị ung thư
Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc
  • Trải qua một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần: Những biến cố trong cuộc sống có thể khiến một người nào đó bị rụng tóc nhanh chóng. Đây là loại rụng tóc tạm thời.
  • Sử dụng hóa chất, tạo kiểu tóc: Buộc tóc quá chặt hoặc sử dụng các phương pháp làm tóc như ép tóc, uốn hay nhuộm màu… đều có thể gây rụng tóc. Không chỉ vậy, các phương pháp điều trị thẩm mỹ trên tóc có thể khiến các nang tóc bị viêm. Từ đó dẫn đến rụng tóc.

3. Biện pháp điều trị tình trạng rụng tóc nhiều

Người xưa có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Việc rụng tóc liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau để điều trị và cải thiện tình trạng rụng tóc:

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị là điều cần thiết để điều trị rụng tóc. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám bác sĩ để được kê đơn loại thuốc phù hợp. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân rụng tóc và chỉ định một số loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc xịt,…

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tóc

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và độ chắc khỏe của mái tóc của bạn. Các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và một số vitamin, khoáng chất có thể quyết định tình trạng tóc của bạn.

Khi tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống, bạn có thể nhận thấy những cải thiện về sự phát triển của tóc.

Rụng tóc có phải bị ung thư
Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng để giúp tóc phát triển

Một số thực phẩm có thể giúp tóc phát triển khỏe mạnh như:

  • Trứng: Trứng chứa protein và vitamin B cần thiết cho sự phát triển của tóc.
  • Quả óc chó: Loại quả này cũng chứa omega-3, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Thiếu vitamin D có thể dẫn đến rụng tóc. Do đó, giải quyết tình trạng thiếu vitamin này có thể cải thiện tình trạng tóc mỏng. Một cách để bổ sung vitamin D là ăn các loại thực phẩm như cá, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng, nấm và một số thực phẩm khác như sữa, ngũ cốc, nước trái cây.

Sử dụng tinh dầu kích thích mọc tóc

Một số loại tinh dầu có thể kích thích mọc tóc, giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe như:

  • Tinh dầu hương thảo: Một số nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy rằng tinh dầu hương thảo có thể làm tăng lưu lượng máu. Do đó có thể giúp tăng cường sức khỏe da đầu. Da đầu khỏe mạnh là điều thiết yếu để tóc phát triển khỏe mạnh.
  • Menthol: Tinh dầu bạc hà còn có khả năng kích thích tuần hoàn máu. Nó giúp tóc mọc nhanh và dày hơn.

Ngoài ra, một số loại tinh dầu khác cũng rất tốt cho sự phát triển của tóc, hạn chế rụng tóc như dầu oải hương, dầu cỏ xạ hương… hoặc bạn có thể kết hợp massage da đầu với các loại dầu này để đạt hiệu quả cao hơn.

4. Điều trị rụng tóc – hói đầu tại phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia với hơn 10 năm hoạt động đã giúp hàng ngàn khách hàng lấy lại mái tóc dày dặn, chắc khỏe. Tại đây, khách hàng sẽ được:

  • Trực tiếp thạc sĩ, bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân rụng tóc
  • Công nghệ đa trị liệu giúp nuôi dưỡng nang tóc từ sâu bên trong. Tóc con được kích thích mọc lại một cách tự nhiên
  • Điều trị tận gốc, hiệu quả lâu dài, thời gian nhanh chóng
Rụng tóc có phải ung thư
Khách hàng điều trị rụng tóc tại Maia&Maia

Để được đặt lịch nhanh chóng, bạn có thể gọi tới số hotline 1800 4888 để được tư vấn miễn phí.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc rụng tóc có phải bị ung thư không. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đang bị rụng tóc bất thường nhé!

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *