fbpx

Quay tay có bị sùi mào gà không? Lưu ý giảm nguy cơ lây bệnh

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
quay tay có bị sùi mào gà không

Quay tay có bị sùi mào gà không là câu hỏi khá tế nhị mà nhiều người ngại chia sẻ với bác sĩ. Tuy nhiên, đây lại là câu hỏi liên quan đến sức khỏe được nhiều người quan tâm. Ngay dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp thắc mắc trên để mọi người có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

I. Quay tay có bị sùi mào gà không?

Quay tay không trực tiếp gây ra sùi mào gà nếu mọi người chưa từng quan hệ tình dục, bởi đây là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bên cạnh đó, quay tay tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà trong một số trường hợp sau:

  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần lót,… với người bệnh.
  • Không vệ sinh sạch sẽ trước khi quay tay, virus có thể lây từ tay sang bộ phận khác của cơ thể. 
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm đặc biệt là khi da có vết thương hở sẽ có nguy cơ cao bị sùi mào gà.

quay tay

II. Cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà khi quay tay

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà khi quay tay mọi người cần lưu ý những điều sau:

  • Tiêm phòng HPV: Tiêm phòng các loại vaccine Gardasil/Gardasil 9 là biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa sùi mào gà và các bệnh khác do virus HPV gây ra. Vaccine được chỉ định tiêm ngừa ở cả nam và nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 45 tuổi. 
  • Quan hệ an toàn, chung thuỷ: Khi duy trì lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy với một người duy nhất sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc sùi mào gà. Đặc biệt, mọi người cần tránh quan hệ tình dục không an toàn với những người mà không biết rõ về tình trạng sức khỏe của họ.
  • Dùng bao cao su: Virus HPV gây bệnh sùi mào gà lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục nên luôn phải sử dụng bao cao su khi quan hệ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: Các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, quần áo, đồ lót… có khả năng vẫn lưu lại dịch tiết cơ thể chứa virus sùi mào gà, do đó dùng chung đồ cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh tay trước và sau thủ dâm: Cần vệ sinh cơ thể hàng ngày, thay quần áo thường xuyên, rửa vùng kín, làm sạch tay trước và sau khi thủ dâm để ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV.

vệ sinh tay

III. Khi nào cần gặp bác sĩ

Mọi người nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sùi mào gà: Phát hiện các nốt u nhú, sùi trên cơ quan sinh dục, tay, hậu môn… hoặc có tiền sử quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà. 
  • Sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm sùi mào gà: Nếu vô tình sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm sùi mào gà hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm sùi mào gà ở nơi công cộng, mọi người nên đi khám ngay để được kiểm tra và tư vấn
  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe: Ngay cả khi không có dấu hiệu bệnh, mọi người vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là nếu có nhiều bạn tình. Việc khám và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh sùi mào gà, ngăn ngừa biến chứng và lây lan sang các vùng khác. Nếu mọi người thường xuyên quay tay, cần chú ý đảm bảo an toàn để tránh mắc sùi mào gà.

thăm khám định kỳ

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc quay tay có bị sùi mào gà không. Nếu đang nghi ngờ hoặc đang mắc sùi mào gà, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia theo hotline 032 845 1188 để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
    • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
    • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *