Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò trong 7 ngày

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là tình trạng không hiếm gặp và cần được chăm sóc đặc biệt. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

I. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch ở trẻ với protein trong sữa bò gây ra nhiều triệu chứng và cản trở việc tiêu thụ sữa. Vì thế, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thay thế hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh, tránh thiếu hụt dưỡng chất, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể lực và trí tuệ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò còn giúp bù đắp lượng đạm, khoáng chất cần thiết khi loại bỏ sữa bò, đồng thời phòng tránh nguy cơ dị ứng chéo và kích ứng thứ phát. Đặc biệt, nắm rõ chế độ dinh dưỡng đặc biệt cũng giúp cha mẹ dễ dàng chọn lựa thực phẩm thay thế phù hợp với thể trạng sức khỏe của bé. 

II. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé dị ứng đạm sữa bò

Việc xây dựng thực đơn cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò cần tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn sức khỏe lại vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện:

1. Mục tiêu dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ trong giai đoạn bị dị ứng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau

  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ gồm vitamin, khoáng chất, chất béo, canxi,… 
  • Tăng cường hệ miễn dịch và xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh 
  • Đảm bảo quá trình phát triển trí não và thể chất theo từng giai đoạn tăng trưởng thông thường 
  • Đáp ứng đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày và phục vụ quá trình phát triển 
  • Giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng chéo và duy trì hệ tiêu hóa, hô hấp khỏe mạnh

bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

2. Các chất dinh dưỡng cần quan tâm đặc biệt

Việc đa dạng hóa khẩu phần ăn với nhiều loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ vi chất thiết yếu khi loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn của trẻ, bao gồm: 

  • Vitamin D: Có vai trò nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và hỗ trợ hấp thu canxi để phát triển răng, xương chắc khỏe, chiều cao ổn định 
  • Canxi: Thành phần chính có trong xương, răng giúp xương phát triển khỏe mạnh, đồng thời tham gia vào việc co bóp cơ bắp, điều hòa nhịp tim. Cơ thể đủ canxi giúp hạn chế tình trạng khó ngủ, quấy khóc và khiến trẻ bị co giật
  • Protein: Chất đạm có vai trò xây dựng mô cơ, tái tạo tế bào, enzyme và hormone, nhất là trong quá trình phát triển. Ngoài ra còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch hỗ trợ cơ thể trẻ hồi phục nhanh chóng khi bị ốm
  • Chất béo tốt: Đây là nguồn năng lượng chính của trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời, dưỡng chất này giúp phát triển trí não, thị lực tốt và tăng khả năng hấp thụ vitamin A, D, E, K…
  • Khoáng chất sắt, kẽm: Các khoáng chất vô cùng cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào và tham gia vào phản ứng enzyme miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó còn hỗ trợ phát triển chiều cao và cải thiện vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

KHÔNG NÊN BỎ QUA: Thế nào là dị ứng nước ngọt?

3. Nguyên tắc loại trừ an toàn

Để đảm bảo an toàn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc loại trừ được bác sĩ khuyến cáo dưới đây: 

  • Loại bỏ hoàn toàn nguồn gây dị ứng: Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm chứa đạm sữa bò trong khẩu phần ăn của trẻ như sữa tươi, kem, bơ, phô mai, sữa chua và cẩn trọng với chế phẩm có nguồn gốc từ sữa
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng thay thế: Bổ sung các nguồn thực phẩm thay thế phù hợp để không làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ và cân bằng khẩu phần ăn với nhiều loại dưỡng chất khác nhau
  • Đa dạng hóa thực phẩm: Đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng, không nên phụ thuộc vào một số ít thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ dị ứng chéo, tăng khả năng hấp thu của trẻ và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh
  • Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm: Luôn kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn mác trước khi cho trẻ sử dụng và ghi nhớ các tên gọi khác của đạm sữa để phòng tránh hiệu quả như whey, lactalbumin, casein,…
  • Theo dõi phản ứng của trẻ: Theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ trong 72 giờ sau khi ăn thực phẩm mới và cần ngưng sử dụng, đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

trẻ khám bác sĩ

III. Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ nên phụ huynh cần nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò:

1. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Hệ miễn dịch của trẻ trong 6 tháng đầu đời còn non yếu với nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa. Chính vì vậy, cha mẹ càng cần cẩn trọng khi nuôi con để tránh kích ứng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé:

1,1 Trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Nhờ việc sở hữu kháng thể và dưỡng chất cần thiết, sữa mẹ đóng vai trò nuôi dưỡng hệ miễn dịch tự nhiên cho bé. 

Trên thực tế, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Trẻ vẫn có nguy cơ phản ứng với đạm sữa bò dù không tiếp xúc trực tiếp mà được truyền qua sữa mẹ từ chế độ ăn hàng ngày. Do đó, mẹ trong thời gian cho con bú cần tránh những thực phẩm sau: 

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa chua, phô mai, kem bơ,… chứa đạm casein và whey gây dị ứng chính 
  • Thực phẩm chế biến sẵn có sữa gồm bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc, cháo ăn liền, bột dinh dưỡng, súp kem,…
  • Thực phẩm chứa thành phần phụ gia có nguồn gốc từ sữa như lactose, buttermilk, lactoglobulin, casein,…
  • Thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm tăng cường sức khỏe chứa lactose, caseinate…

trẻ bú sữa mẹ

1,2 Trường hợp nuôi con bằng sữa công thức

Trong trường hợp trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ các loại sữa công thức thủy phân toàn phần hoặc có nguồn gốc amino acid để đảm bảo đạm trong sữa đã được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý không tự ý thay thế bằng sữa dê, sữa cừu hoặc sữa hạt bởi vẫn có nguy cơ xảy ra dị ứng chéo mà cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

2. Với trẻ trên 6 tháng tuổi

Từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể từ các loại thực phẩm thường ngày. Với tình trạng dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ càng cần lưu ý kỹ lưỡng hơn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng để đảm bảo không thiếu hụt dưỡng chất và không gây ra triệu chứng kích ứng: 

2,1 Nguồn dinh dưỡng cần bổ sung

Một số dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày gồm: 

  • Đạm: Đây là thành phần thiết yếu trong quá trình phát triển cơ bắp, hồi phục mô da và hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên có trong thịt heo, thịt gà, cá, lòng đỏ trứng…
  • Tinh bột: Là nguồn năng lượng chính giúp trẻ hoạt động trong suốt ngày dài và phát triển não bộ khỏe mạnh có trong gạo, khoai lang, bí đỏ, yến mạch…
  • Chất béo: Dưỡng chất có khả năng tăng cường hấp thu vitamin A, D, E và hỗ trợ phát triển thị giác cùng não bộ của trẻ có trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, quả bơ…
  • Vitamin và khoáng chất: Củng cố hệ miễn dịch, phát triển răng, xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể có trong các loại rau xanh, đậu phụ, trái cây tươi…

thực phẩm giàu khoáng chất

2,2 Mẫu thực đơn ăn dặm trong 7 ngày cho bé bị dị ứng sữa bò

Cha mẹ có thể tham khảo theo mẫu thực đơn ăn dặm 1 tuần chi tiết sau đây để dễ dàng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi bị dị ứng đạm sữa bò: 

Bữa sángBữa trưaBữa tối
Thứ 2Cháo chuối yến mạch và táo đỏCà rốt và đậu hà lan luộc cùng cá chiên không dầu Súp khoai tây nghiền trộn sữa mẹ 
Thứ 3Cháo trắng cùng cà rốt nghiền và dashi rau củ quảĐậu luộc, thịt bò măng tây và súp cà chuaSúp bí đỏ và cà rốt nướng/hấp  
Thứ 4Cháo gạo lứt và chuối chínCơm nát trộn thịt bò, rau củ cắt nhỏ hấp chínCháo thịt lợn hầm hạt sen
Thứ 5Bơ dầm với sữa mẹ và quả đào tươi cắt nhỏCơm ruốc cá hồi, đậu bắp hấp và chuốiCháo đậu phụ non cùng cải ngọt luộc
Thứ 6Cháo cá hồi với cải chíp và cam Cá nướng, măng tây hấp và táoCháo yến mạch rau củ
Thứ 7Cháo đậu xanh và hoa quảCơm nắm rong biển, bí xanh luộc và nhoSúp ngô cà rốt và khoai lang nướng/hấp
Chủ nhậtCháo bí đỏ và cà rốt nướng/luộcThịt bò nướng kèm rau củLòng đỏ trứng trộn khoai tây nghiền

Lưu ý: Bảng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi xây dựng thực đơn ăn uống cho con trẻ. Ngoài ra cha mẹ nên dựa vào sở thích ăn uống và tình trạng sức khỏe của trẻ để điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp nhất.

IV. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường gặp các triệu chứng bùng phát ngoài da. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát dị ứng tốt sẽ xảy ra các biểu hiện nặng nề:

  • Trẻ thở khò khè, khó thở và cơ thể tím tái 
  • Vùng môi, mí mắt và mặt phù nề, sưng tấy
  • Tiêu chảy kéo dài, nôn mửa nhiều và đi ngoài ra máu
  • Nổi mẩn đỏ, mề đay ngứa rát lan rộng khắp cơ thể
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân sau khi ăn
  • Trẻ biếng ăn, không bú sữa mẹ và sụt cân
  • Cơ thể xanh xao, tóc khô, móng dễ gãy rụng
  • Gia đình có tiền sử dị ứng và bệnh lý miễn dịch
  • Trường hợp trẻ dị ứng với nhiều loại thực phẩm khác nhau

Khi này, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt để được kiểm tra và can thiệp y tế phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. 

trẻ khám bác sĩ

Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò và các lưu quan trọng khi lên thực đơn mỗi ngày. Để được thăm khám và điều trị dị ứng hiệu quả tốt nhất, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *