Tình trạng mụn cóc ở trẻ em không chỉ gây cảm giác đau nhức, mệt mỏi khiến trẻ quấy khóc mà còn khiến bậc phụ huynh lo lắng về sức khỏe của con. Do đó, cha mẹ mong muốn tìm kiếm phương pháp xử lý chuẩn y khoa an toàn và hiệu quả. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
I. Tình trạng mụn cóc ở trẻ em là như thế nào?
Mụn cóc ở trẻ em là tình trạng bệnh lý da liễu không hiếm gặp do virus Human Papillomavirus gây ra và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi gặp các triệu chứng như:
- Mụn cóc có hình dạng nốt sần cứng, màu hồng nhạt hoặc hơi bợt hơn so với vùng da xung quanh
- Các nốt mụn thường nổi lên bề mặt da tạo cảm giác gồ ghề, mọc riêng lẻ hoặc theo nhóm
- Mụn cóc gây ngứa rát, đau nhức nhất là khi mọc ở vùng da thường xuyên chịu ma sát như lòng bàn chân, bàn tay khiến trẻ dễ quấy khóc
Trên thực tế, trẻ có thể gặp các loại mụn cóc khác nhau tại nhiều vị trí trên cơ thể. Phổ biến nhất là mụn cóc xuất hiện ở tay hoặc chân, có hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt cứng. Ngoài ra, mụn cóc sinh dục dù hiếm gặp ở trẻ em nhưng vẫn có trường hợp nhiễm tại bộ phận sinh dục.
Mặc dù mụn cóc không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ em về mặt tâm lý và thể chất. Cụ thể:
- Tâm lý: Mụn cóc khiến trẻ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, đặc biệt là khi mụn mọc ở những vùng da dễ nhìn thấy như mặt hoặc tay. Đồng thời cảm giác đau nhức, khó chịu cũng khiến trẻ mệt mỏi, rối loạn lo âu và quấy khóc thường xuyên
- Thể chất: Mụn cóc gây cản trở sinh hoạt thường ngày của trẻ khi xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay và dễ bị vỡ dẫn đến viêm sưng gây nhiễm trùng nặng nề ac
- ackhiến sức khỏe làn da suy giảm trầm trọng
II. Nguyên nhân nổi mụn cóc ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị mụn cóc mà mọi người cần nắm rõ để có cách xử lý phù hợp:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm HPV: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dễ bị lây nhiễm qua vết xước, tổn thương trên da, đặc biệt là những người thân xung quanh thường tiếp xúc với trẻ
- Sử dụng đồ dùng có virus: Trẻ sử dụng đồ chơi không được làm sạch định kỳ hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, thảm sàn,,,
- Hệ miễn dịch yếu ớt: Hầu hết trẻ em đều có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, non nớt nên dễ dàng bị virus tấn công gây mụn cóc
- Lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm virus HPV có mụn cóc khiến da của trẻ sơ sinh bị loại mụn này
III. Mụn cóc ở trẻ em có nguy hiểm không? Có dễ lây không?
Mặc dù tình trang mụn cóc ở trẻ em thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách, vấn đề da liễu này dễ dàng lan rộng gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi. Đồng thời, khi mụn cóc chảy máu, sưng tấy thì cần xử lý sớm để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da và các biến chứng xấu khác.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn – Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia chia sẻ, mụn cóc rất dễ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và từ người này qua người khác khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus hoặc dùng chung đồ dùng.
IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Để đảm bảo sức khỏe làn da và tổng quát cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan sát kỹ tình trạng mụn cóc trên da. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xử lý kịp thời khi có triệu chứng bất thường gồm mụn lan rộng sang vùng da xung quanh nhanh chóng kèm dấu hiệu sưng đỏ, có dịch mủ, chảy máu hoặc sốt cao,…
BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ – ĐĂNG KÝ NGAY
V. Cách xử lý khi trẻ bị mụn cóc
Phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp xử lý mụn cóc cho trẻ ngay tại nhà được hướng dẫn sau đây để loại bỏ tổn thương mụn an toàn và tránh để lại sẹo xấu:
1, Chế độ chăm sóc da
Mụn cóc ở trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi theo thời gian với tình trạng mụn mới hình thành, kích thước nhỏ. Do đó, mọi người cần xây dựng chế độ chăm sóc da cho trẻ khoa học để hạn chế nguy cơ lây lan và làm dịu triệu chứng:
- Rửa sạch vùng da bị mụn cóc bằng nước ấm với muối pha loãng hoặc các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ rồi lau khô và tránh để vùng da bị ẩm ướt tạo điều kiện cho mụn phát triển
- Sát khuẩn các tổn thương mụn cóc bằng dung dịch chuyên dụng
- Tránh cạy, gãi hoặc chạm vào nốt mụn cóc khiến mụn bị vỡ dễ lây lan sang vùng da khác
- Sử dụng bao tay, bao chân cho trẻ, lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát hạn chế gây ma sát
- Dùng băng y tế để che vết thương kỹ càng, tránh vùng da có tổn thương bị tấn công bởi virus và thay băng mỗi ngày
2, Sử dụng thuốc
Với tình trạng mụn cóc nặng hơn cùng kích thước lớn, triệu chứng sưng tấy, mọi người cần cho trẻ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn để làm thuyên giảm cảm giác đau rát và ngăn chặn virus lan rộng. Các loại thuốc phổ biến được bác sĩ chuyên khoa kê đơn chứa thành phần axit salicylic, atropine, phenol, acid lactic để phá hủy tế bào chết quanh mụn và làm mụn cóc khô lại rồi rụng đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng đặc biệt lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa tham khảo và được bác sĩ theo dõi. Một số sản phẩm thuốc còn có nguy cơ gây kích ứng da nên phụ huynh cần lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín giúp xóa mụn an toàn, hiệu quả cao.
VI. Trẻ bị mụn cóc nên thăm khám ở đâu tốt?
Làn da của trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm và đề kháng yếu nên việc tìm kiếm, lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thăm khám đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị mụn cóc. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ xóa mụn cóc ở trẻ em nói riêng và bệnh da liễu nói chung an toàn hàng đầu bởi các ưu điểm như:
- Phòng khám được cấp phép hoạt động bởi Sở Y Tế Hà Nội
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện da liễu tuyến đầu
- Hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi với trang thiết bị máy móc y tế hiện đại
- Ứng dụng công nghệ Maitrix CO2 giúp loại bỏ mụn cóc tận gốc và kiểm soát nguy cơ tái phát
- Liệu trình điều trị mụn cóc được cá nhân hóa theo đúng tiêu chuẩn y khoa
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề trong quá trình điều trị
VII. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở trẻ em
Bậc phụ huynh cần đặc biệt nắm rõ những lưu ý dưới đây và thực hiện nghiêm túc khi chăm sóc cho bé để hạn chế xuất hiện mụn cóc gây đau nhức, khó chịu khiến trẻ quấy khóc:
- Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ thể thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm pha muối loãng, kết hợp cùng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần thiên nhiên lành tính, an toàn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, đặc biệt cần sát khuẩn kỹ càng ở các vết thương hở.
- Chế độ sinh hoạt: Tuyệt đối không để trẻ dùng chung đồ cá nhân, tránh mặc quần áo bó sát gây bí bách cơ thể của trẻ, để trẻ luyện tập bài thể dục nhẹ nhàng nhằm cải thiện sức khỏe tổng quát và cơ thể dễ dàng chống lại tác nhân xấu từ môi trường.
- Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, omega 3 và khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng khỏe mạnh nhằm chống lại vi khuẩn tấn công. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn đồ nhiều đường, dầu mỡ khiến da dễ bị viêm nhiễm.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin về tình trạng mụn cóc ở trẻ em cùng các phương pháp điều trị mụn đạt hiệu quả cao. Để loại bỏ mụn cóc an toàn, mọi người hãy liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.