Mụn cóc là tình trạng da liễu lành tính, tuy nhiên có trường hợp mụn cóc chảy máu khiến nhiều người lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
I. Mụn cóc chảy máu là tình trạng như thế nào?
Mụn cóc là những khối u nhỏ, lành tính. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng lại khiến người gặp tình trạng này tự ti, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là do:
- Xảy ra va chạm ở nốt mụn cóc: Có thể mụn cóc gặp tổn thương do cọ xát với quần áo, giày dép.
- Chăm sóc không đúng cách: Việc tự ý nặn, cắt hay tự điều trị mụn cóc tại nhà là nguyên nhân dẫn đến mụn cóc bị chảy máu.
- Viêm hoặc nhiễm trùng ở nốt mụn cóc: Lúc này các mạch máu ở mụn cóc rất dễ vón và chảy máu nếu có tác động lực từ bên ngoài.
- Tác động của các phương pháp điều trị y tế: Một số phương pháp loại bỏ mụn cóc như phẫu thuật, đốt điện, đông lạnh,… có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dẫn đến chảy máu.
II. Mụn cóc chảy máu có sao không?
Tình trạng mụn cóc chảy máu không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách, để kéo dài sẽ dẫn đến một số rủi ro không mong muốn như:
- Nhiễm trùng: Nếu máu không được cầm đúng cách hoặc vùng da bị chảy máu không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Lây lan virus: Khi mụn cóc chảy máu, virus HPV có thể phát tán ra ngoài và lây nhiễm cho người khác hoặc vào các vùng da khác trên cơ thể.
- Tổn thương mô da: Việc mụn cóc bị chảy máu có thể làm tổn thương mô xung quanh gây ra sẹo xấu khó loại bỏ.
III. Cách xử lý khi mụn cóc bị chảy máu
Xử lý kịp thời, đúng cách nốt mụn cóc bị chảy máu là yếu tố quan trọng giúp mọi người kiểm soát tốt nguy cơ biến chứng. Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý khi gặp tình trạng này:
- Rửa sạch vùng da bị chảy máu: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết máu. Việc này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.
- Cầm máu: Sử dụng bông gòn sạch hoặc băng gạc để ấn nhẹ lên vết thương giúp cầm máu. Với trường hợp máu chảy nhiều, khó cầm, mọi người có thể dùng đá lạnh nhằm thu nhỏ mạch máu, từ đó cầm máu dễ dàng hơn.
- Thăm khám với bác sĩ: Khi xảy ra tình trạng này, tốt nhất mọi người nên thăm khám với bác sĩ để nhận tư vấn phương pháp điều trị phù hợp giúp loại bỏ triệt để mụn cóc.
IV. Cách phòng ngừa mụn cóc chảy máu
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ chảy máu và đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn.
- Hạn chế cọ xát với các vật dụng như quần áo, giày dép hoặc vật cứng.
- Không tự ý cắt hay bóc mụn cóc tại nhà.
- Giữ vệ sinh vùng da có mụn cóc luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Điều trị mụn cóc kịp thời, đúng cách.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng mụn cóc chảy máu cùng hướng dẫn cách xử lý kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, vui lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được giải đáp chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.