Viêm nang lông là một loại bệnh da liễu phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở tất cả các lỗ chân lông ở mọi vùng của cơ thể, trong đó có chân tóc. Viêm nang lông da đầu có thể gây rụng tóc và biến thành sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm. Điều trị viêm nang lông da đầu chính là cách để kiểm soát rụng tóc hiệu quả.
Viêm nang lông da đầu là gì?
Viêm nang lông da đầu là một bệnh lý liên quan tới rối loạn viêm của cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của nó là các mụn mủ nhỏ và ngứa trên da đầu. Vào giai đoạn đầu của bệnh, chúng có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Nếu không được điều trị, viêm có thể lây lan sang các nang tóc khác, các nốt mụn cũng có thể tiến triển sâu vào trong nang tóc gây mưng mủ, chảy mủ và đóng vảy. Biến chứng nặng của viêm nang lông da đầu là hình thành nhọt hoặc cụm nhọt dưới da đầu.
Bạn có thể nhận biết viêm nang lông da đầu qua các triệu chứng cơ bản sau:
- Các đám mụn nhỏ màu đỏ và có thể có mủ ở một số nốt mụn
- Mủ ở một số nốt
- Cảm giác bỏng rát hoặc châm chích, đau ở vùng bị viêm
- Ngứa ngáy khó chịu
- Mụn nước mủ màu vàng và có vết loét nếu vô tình đưa tay cào gãi
Các loại viêm nang lông da đầu
Viêm nang lông da đầu có thể phân thành hai loại chính là: viêm nang lông do tụ cầu và viêm nang lông do nấm sợi.
1. Viêm nang lông da đầu do tụ cầu
Khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nên viêm nang lông dạng nông và cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nang tóc trên da đầu. Khi bị viêm toàn bộ vùng nang tóc và tuyến bã nhờn, khả năng cao sẽ để lại sẹo. Trong quá tình này tóc sẽ bị rụng và sau khi khỏi vùng sẹo sẽ không thể mọc lên tóc mới. Bệnh có thể tái phát nếu không giữ vệ sinh da đầu hoặc gặp điều kiện thuận lợi.
2. Viêm nang lông da đầu do nấm sợi
Dạng viêm nang lông này thường khởi phát với các lớp sừng ở xung quanh nang tóc, theo thời gian chúng sẽ lan sâu và trong nang tóc và thân tóc. Bạn có thể quan sát da đầu và các nang tóc để thấy rõ hơn các biểu hiện do các loại nấm khác nhau gây nên:
- Nấm da microsporum: gây bong vảy ở da đầu và tấn công làm đứt gãy các sợi tóc. Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này là nấm do động vật truyền sang.
- Nấm da Trichophyton tonsurans và T. violaceum: gây đứt sợi tóc ở gần gốc và thường xuất hiện vết đen ở chân tóc.
- Nấm da Nấm Favus gây rụng tóc da nang lông bị áp xe
- Nấm Kerion: Làm xuất hiện các mảng viêm có mủ, thường hình thành một đám nhỏ hoặc nhiều đám. Các ổ viêm này có thể thông với nhau tạo thành tổn thương sâu ở nang tóc. Ở những người bị viêm nang tóc dạng này còn ghi nhận sự xuất hiện của các hạch ở vùng xung quanh.
- Viêm nang lông da đầu có thể tiến triển nghiêm trọng do vi khuẩn tích tụ và gây ra những nốt nhọt to, gây đau đớn. Sau khi những nốt nhọt này vỡ ra, có thể gây ra sẹo vĩnh viễn.
Có thể bạn muốn biết: Các bệnh da đầu thường gặp và cách điều trị
Nguyên nhân gây nên viêm nang lông da đầu
Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng qua các biểu hiện trên da đầu và hỏi thêm một số câu hỏi về thói quen sinh hoạt thường ngày cùng với tiền sử bệnh lý.
Trường hợp cần thiết, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán bệnh cho chính xác. Lý do là vì có khá nhiều bệnh da liễu có biểu hiện tương tự nhau, cần xác định đúng để kê đơn và điều trị hiệu quả.
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm nang lông da đầu thường là do các nang tóc bị tổn thương bởi:
- Đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài, gây nóng, bí, bít tắc lỗ chân lông.
- Cạo đầu làm da đầu mất đi lớp bảo vệ, khiến da đầu bị cọ xát, lâu ngày dẫn đến tổn thương và viêm.
- Buộc tóc, kéo tóc quá chặt.
- Sử dụng quá nhiều các sản phẩm dành cho tóc, chẳng hạn như dầu gội khô, dưỡng tóc, gôm xịt tóc gây tắc nghẽn nang lông.
- Không gội đầu thường xuyên, khiến dầu nhờn và chất bẩn tích tụ
- Thường xuyên cào gãi mạnh gây xây xát da đầu, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập
Bên cạnh đó, nấm từ động vật cũng có thể lây truyền sang người, gây ra tình trạng viêm nang lông da đầu do nấm.
Điều trị viêm nang lông ở da đầu như thế nào?
1. Dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi chống nấm
Việc bôi kháng sinh trực tiếp lên vùng da đầu bị viêm có thể giúp giảm ngứa tạm thời. Việc này cũng ngăn cho tình trạng viêm nang lông lây lan. Những loại thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị viêm nang lông phổ biến bao gồm: gel axit fusidic, clindamycin và erythromycin.
Các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, sử dụng thuốc bôi có thể điều trị khá tốt tình trạng viêm nang lông da đầu. Những loại thuốc bôi dạng kem như Nizoral, Canesten, Mycoster… thường được kê để điều trị nấm hoặc các loại thuốc chống nhiễm trùng như betadin, cồn iode, kháng sinh như bactroban, fucidin… là những loại thuốc bôi chủ yếu.
2. Sử dụng dầu gội chống nấm
Dầu gội chống nấm hầu như là không thể thiếu trong phác đồ điều trị của bác sĩ đối với loại bệnh này. Dù là chọn sản phẩm dầu gội nào, thì trong thành phần cũng nên có chứa steroid hoặc các thành phần như dầu tràm trà, ketoconazole hoặc ciclopirox để điều trị tình trạng gàu và ngứa.
3. Sử dụng thuốc uống
Thuốc uống thường không được sử dụng nếu tình trạng viêm nang lông da đầu ở thể nhẹ. Trường trường hợp cần thiết bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh đường uống để chống nấm hoặc ngăn nhiễm trùng tái phát.
4. Các phương pháp điều trị viêm nang lông da đầu tại nhà
Các phương pháp điều trị viêm nang lông tại nhà hầu như chỉ có thể giảm thiểu tình trạng kèm theo chứ không thể điều trị dứt điểm. Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc như bôi bột yến mạch để giảm viêm, sử dụng các tinh dầu có tính kháng khuẩn để làm dịu ngứa và ngăn tình trạng viêm lan rộng hơn.
Bệnh viêm nang lông có thể được chữa khỏi nhanh chóng nếu được can thiệp kịp thời bởi bác sĩ. Bạn nên tới da liễu để được chẩn đoán chính xác, bởi những biểu hiện bên ngoài có thể là dấu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn khác. Ngoài ra cũng không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tuân theo đơn thuốc của bác sĩ và thông báo kịp thời nếu xảy ra các phản ứng không phù hợp.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.