Dị ứng thuốc diệt muỗi có triệu chứng gì? Cách khắc phục

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng thuốc diệt muỗi

Thuốc diệt muỗi trở thành giải pháp phổ biến để kiểm soát loài côn trùng này. Nhưng không ít người bị dị ứng thuốc diệt muỗi gây ra những phản ứng khó chịu. Bởi vậy nhiều người rất lo lắng trong quá trình sử dụng thuốc diệt muỗi trong không gian gia đình. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh lý này qua bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

I. Thuốc diệt muỗi là gì?

Thuốc diệt muỗi là những sản phẩm hóa chất (hoặc chứa thành phần nguồn gốc tự nhiên) dùng để tiêu diệt, xua đuổi muỗi hoặc ngăn ngừa sự phát triển của muỗi. Mục đích chính là kiểm soát và ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lý do muỗi gây ra như sốt rét, sốt xuất huyết hay viêm não Nhật Bản. Trong thuốc diệt muỗi thường có các loại hóa chất sau đây:

  • Pyrethroid: Nhóm hóa chất tổng hợp nguồn gốc từ Pyrethrins (chất có trong hoa cúc). Chất này hoạt động bằng việc gây tê liệt hệ thần kinh muỗi, dẫ đến diệt muỗi. 
  • Hợp chất gốc clo: Một số thuốc diệt muỗi chứa thành phần này, tuy nhiên không phổ biến do ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường
  • Thành phần tự nhiên: Chiết xuất lá neem, tinh dầu sả, tinh dầu tràm cũng được sử dụng đẻ xua đuổi muỗi an toàn. 

thuốc xịt muỗi

II. Dị ứng thuốc diệt muỗi là tình trạng như thế nào?

Dị ứng thuốc diệt muỗi là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với những thành phần hóa học trong thuốc diệt muỗi. Khi tiếp xúc, cơ thể sản sinh ra kháng thể IgE và giải phóng histamine cùng các chất trung gian gây viêm, từ đó dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Những triệu chứng dị ứng thuốc diệt muỗi phổ biến bao gồm:

  • Ngứa ngáy, mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay, hoặc da nóng rát, thậm chí cháy da.
  • Thở khò khè, khó thở, buồn nôn khi hít phải thuốc diệt muỗi
  • Các triệu chứng khác như chảy nước mắt, cơ thể run rẩy và hiếm gặp hơn là co giật.

TÌM HIỂU THÊM: Dị ứng với mạt bụi xử lý thế nào?

III. Nguyên nhân gây dị ứng thuốc phun muỗi

Dị ứng thuốc diệt muỗi có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các hóa chất trong thành phần thuốc và cách sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc: Do cơ thể phản ứng quá mẫn với những thành phần hóa học trong thuốc như Pyrethrins, Permethrin, DEET. 
  • Thuốc kém chất lượng: Thuốc diệt muỗi có chất lượng kém, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc chứa những tạp chất dễ gây dị ứng trên da và cơ thể. 
  • Sai sót trong quá trình tiến hành: Phun quá nhiều thuốc diệt muỗi hay phun thuốc không đúng cách khiến tăng nồng độ hóa chất trong không khí và gây ra kích ứng khi hít phải. Ngoài ra việc không che chắn đồ đạc, không đảm bảo thông gió trong không gian khi dùng thuốc diệt muỗi cũng tăng nguy cơ tiếp xúc với thuốc và gây ra dị ứng.

phun thuốc muỗi

IV. Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc diệt muỗi

Khi có những triệu chứng dị ứng thuốc diệt muỗi nhẹ, trước tiên cần xử lý tại nhà đúng cách. Những phương pháp mọi người nên thực hiện đó là:

  • Ngừng tiếp xúc với thuốc diệt muỗi, rửa sạch vùng da tiếp xúc để loại bỏ thuốc diệt muỗi, sau đó lau khô với khăn sạch
  • Trành cào gãi, chà xát lên vùng tổn thương da đang dị ứng để tránh nguy cơ nhiễm trùng
  • Không tự ý đắp lá thuốc lên các vùng da nổi ban đỏ, mẩn ngứa gây nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả để đào thải độc tố trong cơ thể gây dị ứng giúp các triệu chứng dị ứng nhanh chóng thuyên giảm. 
  • Không được tự ý dùng thuốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ/dược sĩ.

V. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng dị ứng thuốc diệt muỗi nghiêm trọng với những triệu chứng dưới đây thì mọi người cần nhanh chóng gặp bác sĩ để điều trị kịp thời:

  • Khó thở, thở khò khè, tức ngực
  • Sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng gây tắc nghẽn đường thở
  • Nổi mề đay, ngứa dữ dội và phát ban lan rộng
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng do ngộ độc thuốc diệt muỗi
  • Sốt cao, mệt mỏi và cơ thể sưng hạch cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng.
  • Các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm sau 24 giờ tự chăm sóc xử lý tại nhà.

buồn nôn

VI. Lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi để tránh dị ứng

Phun thuốc diệt muỗi để tránh dị ứng nên sử dụng đúng cách. Ngoài ra, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trước khi phun thuốc: Trước khi phun thuốc cần chọn lựa sản phẩm thuốc diệt muỗi an toàn (nguồn gốc từ thực vật, nồng độ hóa chất thấp), đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Sau đó di chuyển người/vật nuôi/đồ đạc ra khỏi không gian xịt muỗi, đậy kín vật dụng, đóng cửa nhà.
  • Trong khi phun thuốc: Mọi người cần rời khỏi khu vực phun thuốc xịt muỗi để tránh hít phải thuốc. Với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai, người có bệnh nền nên ở ngoài lâu hơn, từ 1 – 2 tiếng sau đó mới nên vào để thuốc diệt muỗi khuếch tán hết trong không gian. 
  • Sau khi phun thuốc: Đợi tối thiểu 30 phút hoặc lâu hơn để thuốc nhanh bay hơi, đảm bảo không gian an toàn. Ngoài ra cần mở cửa sổ để thoáng không khí. Trường hợp nếu có dấu hiệu dị ứng cần tránh xa không gian vừa phun thuốc diệt muỗi, rửa sạch vùng da tiếp xúc sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng dị ứng thuốc diệt muỗi, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị các bệnh lý dị ứng ngoài da an toàn, hiệu quả với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành!.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *