Dị ứng thực phẩm là một tình trạng bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein cụ thể có trong thực phẩm khi được đưa vào cơ thể. Khi bị dị ứng thực phẩm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh dù chỉ nạp một lượng nhỏ. Vì vậy bạn cần hết sức thận trọng khi lựa chọn thực phẩm để sử dụng.
Hôm nay, phòng khám da liễu Maia&Maia sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin về dị ứng thực phẩm và cách điều trị. Hãy cùng theo dõi nhé!
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là tình trạng bệnh khi phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Ngay cả một lượng rất nhỏ thực phẩm gây dị ứng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đường hô hấp bị sưng hoặc nghiêm trọng hơn là gây sốc phản vệ.
Hiện nay, dị ứng thức ăn ở trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều. Có tới 6-98% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm. Tình trạng này xảy ra ở 3% tổng số người lớn.
Dị ứng thức ăn rất dễ bị nhầm lẫn với chứng không dung nạp thức ăn. Điều này cũng tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đi khám kịp thời để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị.
Dị ứng thực phẩm do đâu?
Dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch xác định sai một số loại thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm là có hại. Sau đó, hệ thống miễn dịch tạo ra các tế bào để giải phóng các kháng thể. Chúng được gọi là kháng thể immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này có khả năng trung hòa thức ăn hoặc tác nhân thực phẩm gây dị ứng (chất gây dị ứng).
Trong thời gian sau đó, khi nạp một lượng rất nhỏ thức ăn đó, các kháng thể IgE sẽ cảm nhận được nó và báo hiệu cho hệ thống miễn dịch để giải phóng histamin, cũng như các chất hóa học khác vào máu. Những hóa chất đó sẽ gây ra một số triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi và ngứa da.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dị ứng thực phẩm có triệu chứng gì?
Khi bị dị ứng, cơ thể có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Ngứa ran hoặc đau nhói trong miệng
- Sưng môi, lưỡi, mặt và các bộ phận khác của cơ thể.
- Phát ban trên cơ thể, ngứa hoặc viêm da.
- Cảm thấy khó thở, ngạt mũi, thở khò khè.
- Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc ói mửa.
- Choáng váng, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu.
Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm có thể gây khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng. Cũng có một số người cơ địa dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biểu hiện nguy cơ sốc phản vệ như: hẹp và co thắt đường thở; cổ sưng tấy hoặc có cảm giác như có khối u ở cổ, sốc đến mức tụt huyết áp, mạch nhanh…
Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng của bạn bao gồm:
- Tiền sử gia đình bị hen suyễn, chàm, nổi mề đay hoặc dị ứng.
- Đã từng bị dị ứng thức ăn trước đây và tái phát sau đó.
- Bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác.
- Dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm
Để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, có một số lưu ý cần thực hiện:
- Cần hiểu rõ và không sử dụng các loại thực phẩm đã có dấu hiệu dị ứng trước đó.
- Khi ăn phải đảm bảo không sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc có thể bị nhiễm chéo các chất gây dị ứng từ đồ dùng chế biến khác.
- Trong trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh. Tuyên truyền, phổ biến đến các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường học và những người thân trong gia đình thường xuyên tiếp xúc với trẻ những lưu ý liên quan đến dị ứng thức ăn.
- Kiểm tra kỹ nhãn thực phẩm để đảm bảo chúng không chứa các thành phần gây dị ứng.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh dị ứng thực phẩm
Để chẩn đoán dị ứng thực phẩm, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định:
- Bệnh nhân mô tả các triệu chứng và bệnh sử cá nhân và gia đình.
- Bác sĩ khám sức khỏe cho bệnh nhân để loại trừ các vấn đề khác.
- Liệt kê các loại thực phẩm đã ăn và thói quen ăn uống để xác định vấn đề.
- Kiểm tra da.
- Xét nghiệm máu để đo phản ứng của hệ thống miễn dịch bằng cách kiểm tra lượng kháng thể immunoglobulin E (IgE).
- Thử một số loại thực phẩm để kiểm tra.
Dị ứng thực phẩm và cách điều trị
Để có cách điều trị dị ứng thức ăn hiệu quả, cần đi thăm khám để xác định chính xác dấu hiệu, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh là rất quan trọng. Dù chỉ một lượng nhỏ cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng. Vì theo quy trình dị ứng, nếu trẻ bị dị ứng thức ăn từ nhỏ thì khả năng cao sẽ mắc các bệnh dị ứng khác trong quá trình phát triển. Ví dụ như viêm mũi dị ứng, chàm, hen phế quản. Vì vậy, cần phòng ngừa dị ứng thức ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Một số biện pháp phòng tránh dị ứng cho trẻ:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng trong khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú.
- Khi mẹ không có sữa cho con bú, nên dùng các sản phẩm sữa ít dị ứng với đạm thủy phân, tránh dùng sữa bò.
- Không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi
- Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản và đậu phộng cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.
- Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn ít gây dị ứng. Ví dụ như các loại củ, gạo, hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp
- Khi có các triệu chứng bất thường như dị ứng thức ăn, cần cho trẻ bỏ ăn loại thức ăn đó. Theo dõi tình trạng bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
- Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn, nên bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ cũng vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Dị ứng thực phẩm là một trong những bệnh dị ứng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, cần thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm. Khi có dấu hiệu dị ứng thực phẩm cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng với những kiến thức về dị ứng thực phẩm và cách điều trị chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh này.
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.