Dị ứng nước giếng là tình trạng ngày càng phổ biến ở những khu vực nông thôn, nơi nhiều người dùng nước giếng để sinh hoạt hằng ngày. Vậy dị ứng nước giếng do đâu? Cách xử lý như thế nào? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
I. Nước giếng là gì? Vì sao nhiều người bị dị ứng nước giếng
Nước giếng là nguồn nước ngầm được khai thác từ lòng đất thông qua việc đào hoặc khoan. Đây là nguồn nước tự nhiên, không trải qua quá trình xử lý như nước máy nên chất lượng nước sẽ khác nhau, tuỳ vào điều kiện địa chất ở mỗi khu vực.
Dị ứng nước giếng là tình trạng da hoặc hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với các thành phần có trong nước giếng khi tắm rửa, giặt giũ hoặc uống, từ đó kích hoạt các triệu chứng dị ứng. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này gồm:
- Chứa nhiều tạp chất: Có nhiều tạp chất lẫn trong nước giếng như phèn, canxi, mangan hoặc kim loại nặng vượt mức cho phép là nguyên nhân hàng đầu gây kích ứng da.
- Ô nhiễm sinh học: Nước giếng dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng từ nguồn chất thải sinh hoạt, cống rãnh hoặc hệ thống tự hoại. Khi tiếp xúc với các vi sinh vật này có thể gây các phản ứng về da và đường tiêu hóa.
- Chất xử lý nước quá liều: Một số gia đình dùng các chất xử lý nước như clo, phèn chua hay các hóa chất khác quá liều lượng khiến nước giếng trở nên độc hại, có thể trở thành tác nhân gây kích ứng da, tương tự như dị ứng nước máy.
II. Cơ chế gây dị ứng với nước giếng
Khi da tiếp xúc với nước giếng, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế nhận diện một số chất trong nước là chất lạ và phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Ai cũng có khả năng bị dị ứng với nước giếng, tuy nhiên những trường hợp dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:
- Người có làn da nhạy cảm hoặc mặc các bệnh lý da liễu mãn tính.
- Người có tiền sử dị ứng với hóa chất, phấn hoa, lông động vật…
- Người sinh sống trong khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm.
III. Triệu chứng của tình trạng dị ứng nước giếng
Các triệu chứng của tình trạng dị ứng nước giếng thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc trong khoảng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện dễ nhận biết gồm:
- Xuất hiện các vết đỏ, mẩn ngứa hoặc phát ban ở vùng da tiếp xúc
- Gặp các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, khó thở và ho nhiều. Triệu chứng càng nặng hơn khi tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng
- Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng khi uống nước giếng khoan.
ĐỌC THÊM: Tác nhân tiềm ẩn gây dị ứng ở hồ bơi
IV. Cách kiểm tra tình trạng dị ứng với nước giếng
Để kiểm tra tình trạng dị ứng nước giếng, mọi người có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau:
1. Chú ý phản ứng của cơ thể
Việc đầu tiên mọi người cần làm đó là chú ý những phản ứng của cơ thể sau khi tiếp xúc với nước giếng, thời gian bao lâu thì xuất hiện triệu chứng, triệu chứng có thuyên giảm khi sử dụng nguồn nước khác không,…
2. Kiểm tra chất lượng nước
Kiểm tra chất lượng nguồn cũng giúp củng cố thêm chẩn đoán tình trạng dị ứng đến từ nguồn nước giếng. Mọi người có thể mang mẫu nước đến trung tâm kiểm định để đánh giá các chỉ số pH, nồng độ sắt, amoni, nitrat, vi sinh vật…
3. Thăm khám bác sĩ
Trong trường hợp các triệu chứng dị ứng kéo dài hoặc tiến triển nặng hơn, mọi người cần đến gặp bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm dị ứng cần thiết nhằm xác định chính xác dị nguyên gây dị ứng.
V. Dị ứng nước giếng điều trị như thế nào?
Điều trị dị ứng nguồn nước giếng có thể thực hiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị y tế như sau:
1. Khắc phục tại nhà
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng do tiếp xúc với nước giếng, mọi người cần làm những việc sau:
- Ngưng sử dụng nước giếng trong sinh hoạt: Đây là bước quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Mọi người cần thay thế nước giếng bằng nguồn nước đảm bảo vệ sinh như nước máy đã xử lý, nước đóng chai hoặc nước lọc RO trong sinh hoạt.
- Vệ sinh da bằng nước sạch: Ngay sau khi có dấu hiệu dị ứng cần vệ sinh vùng da tiếp xúc bằng nguồn nước sạch như nước máy, nước lọc để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
- Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ: Sau khi vệ sinh da sạch sẽ cần bôi kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ để làm dịu tình trạng da bị kích ứng, phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên.
2. Điều trị y tế
Những trường hợp dị ứng nghiêm trọng, các triệu chứng không cải thiện mà tiến triển nặng hơn, có dấu hiệu nhiễm trùng thì mọi người cần thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, không tự chữa trị tại nhà bằng bất kỳ hình thức nào để kiểm soát nguy cơ biến chứng. Các phương pháp điều trị y tế được bác sĩ áp dụng cho trường hợp này gồm:
- Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamin như Hydroxyzine hoặc Dexchlorpheniramine được bác sĩ kê đơn để giảm ngứa và làm dịu da.
- Kem bôi ngoài da: Sử dụng thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa ngứa và sưng viêm ở vùng da tiếp xúc với nước giếng. Khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng gây ra các tác dụng ngoài ý muốn.
VI. Cách phòng ngừa tình trạng bị dị ứng với nước giếng
Mọi người có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Kiểm tra chất lượng nguồn nước giếng định kỳ.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước chuyên dụng để loại bỏ các kim loại nặng và tạp chất.
- Không dùng lại nguồn nước giếng để tắm hoặc rửa mặt nếu từng bị dị ứng trước đó.
- Đối với những người có làn da nhạy cảm nên ưu tiên sử dụng nước máy và nước lọc.
- Luôn dưỡng ẩm cho da để duy trì hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
Trên đây là những thông tin về tình trạng dị ứng nước giếng và phương pháp xử lý để kiểm soát tốt tình trạng này. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn chi tiết.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội