Dị ứng hải sản có tắm được không? Cách chăm sóc da bị dị ứng

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng hải sản có tắm được không

Nhiều người băn khoăn dị ứng hải sản có tắm được không? Chăm sóc da như thế nào giúp giảm phản ứng dị ứng? Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua những chia sẻ trong bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.

I. Bị dị ứng hải sản có tắm được không?

Khi bị dị ứng hải sản mọi người vẫn được tắm, thậm chí việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ đúng cách còn hỗ trợ quá trình hồi phục. Cụ thể, những lợi ích nếu tắm đúng cách lúc bị dị ứng như sau:

  • Giúp da thông thoáng, giảm dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa do dị ứng
  • Làm sạch da, loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn khiến da ngứa ngáy, hạn chế vi khuẩn khu trú trên da gây nguy cơ viêm nhiễm.
  • Ngăn ngừa nguy cơ lỗ chân lông bị bít kín, viêm nhiễm ở vùng da tổn thương do dị ứng hải sản.

Tuy nhiên,không phải lúc nào bị dị ứng hải sản cũng nên tắm. Theo đó, khi có triệu chứng dị ứng nhẹ với các biểu hiện ngoài da, việc tắm giúp giảm ngứa và làm dịu da. Trường hợp dị ứng nặng với các biểu hiện như có vết thương hở, lở loét nghiêm trọng hoặc dấu hiệu sốc phản vệ, việc tắm rửa khiến tình trạng dị ứng trầm trọng hơn.

tắm rửa sạch sẽ

II. Bị dị ứng nên tắm nước nóng hay nước lạnh?

Trên thực tế, mọi người không nên tắm nước quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cơ thể sốc nhiệt, làm khô da, dẫn tới tình trạng mẩn ngứa hay sưng tấy do dị ứng nặng hơn.Theo đó, khi bị dị ứng hải sản mọi người nên tắm nước ấm để làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy mà không gây khô da quá mức. Ngoài ra, nhiệt độ ấm còn tạo cảm giác thư giãn, thoải mái hơn.

  • Trước khi tắm: Chuẩn bị sẵn khăn mềm, quần áo thoáng mát, nước ấm vừa phải với nhiệt độ khoảng 35 – 37 độ C.
  • Trong khi tắm: Sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà phòng dịu nhẹ, không chứa chất họa học để vệ sinh khắp cơ thể. Tắm với thời gian khoảng 5-10 phút để tránh làm khô da.
  • Sau khi tắm: Lau khô da nhẹ nhàng với khăn mềm. Ngoài ra mọi người nên dùng thêm kem dưỡng ẩm lành tính dịu nhẹ để dưỡng ẩm cho da và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh da bị bí bách.

ĐỌC NGAY: Dị ứng hải sản bị sưng mắt phải làm sao?

III. Lưu ý khi tắm cho người bị dị ứng hải sản

Khi bị dị ứng hải sản mọi người cần tắm đúng cách, lưu ý những vấn đề sau đây để cải thiện dị ứng, tránh khiến da tổn thương:

  • Đánh giá mức độ dị ứng: Chỉ nên tắm khi da dị ứng nhẹ đến trung bình, mẩn đỏ và châm chích nhẹ. Mọi người không nên tắm nếu dị ứng nặng, khó thở, sưng mặt, có triệu chứng sốc phản vệ.
  • Tắm với nước ấm: Nhiệt độ nước là rất quan trọng, chỉ nên tắm với nước ấm ( 35 – 37 độ C), không tắm nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Tắm với thời gian vừa đủ: Khi bị dị ứng hải sản chỉ nên tắm với thời gian 10 – 15 phút, không tắm quá lâu dễ khiến da dị ứng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. 
  • Dưỡng ẩm đúng cách: Sau khi tắm nên dưỡng ẩm để tránh da khô và bong tróc, nên dùng kem dưỡng lành tính và không hương liệu, kem dưỡng chứa calamine giảm ngứa. 
  • Không dùng xà phòng/hóa chất: Tránh việc dùng xà phòng/hóa chất tắm chứa chất tạo bọt, chất tẩy rửa, cồn, hương liệu có nguy cơ khiến da dị ứng nặng hơn. 
  • Không chà xát da mạnh: Massage da nhẹ nhàng, tránh cào gãi và chà xát mạnh trên da dễ khiến làn da tổn thương, trầy xước.
  • Không tự ý dùng thảo dược: Những loại thảo dược lạ nếu tự ý sử dụng có nguy cơ khiến da tổn thương, các triệu chứng trở nặng, thậm chí viêm loét da.
  • Không tắm khi đang dị ứng nặng: Nếu các triệu chứng dị ứng trên da và cơ thể nặng, sốc phản vệ, khó thở thì không nên tắm để tránh dị ứng lan nhanh và nặng hơn.

chuẩn bị đi tắm

IV. Chế độ chăm sóc da và cơ thể sau khi bị dị ứng hải sản

Sau khi bị dị ứng hải sản, làn da và cơ thể còn rất nhạy cảm nên cần xây dựng chế độ chăm sóc khoa học để đẩy nhanh quá trình phục hồi, ngăn ngừa nguy cơ tái phát dị ứng, chi tiết như sau:

  • Tuyệt đối không ăn lại loại hải sản đã gây dị ứng.
  • Làm dịu và phục hồi làn da đúng cách bằng cách vệ sinh/tắm rửa hàng ngày, dưỡng ẩm đúng cách (kem dưỡng lành tính, không cồn, không hương liệu)
  • Tránh cào gãi da, dùng mỹ phẩm/nước hoa chứa nhiều hóa chất
  • Cải thiện miễn dịch cơ thể với chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung đỉ thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, kẽm để hỗ trợ phục hồi làn da.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya và nên kiểm soát căng thẳng để tránh hệ miễn dịch suy yếu, dị ứng tái phát.
  • Phòng ngừa dị ứng hải sản cẩn thận bằng cách ghi nhớ loại hải sản gây dị ứng, chú ý bảng thành phần thực phẩm và xét nghiệm dị ứng.
  • Theo dõi sức khỏe cơ thể, tình trạng dị ứng da hàng ngày, dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám nếu dị ứng tái phát.

V. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dị ứng hải sản nếu có những dấu hiệu sau đây thì nên thăm khám ngay với bác sĩ để điều trị kịp thời:

  • Tình trạng ngứa lan nhanh, khó thở, sưng mặt, nổi mề đay trên toàn thân
  • Dị ứng không thuyên giảm sau 1 – 2 ngày tự điều trị tại nhà
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, nóng rát, mưng mủ kèm sốt cao, mệt mỏi
  • Cơ thể có triệu chứng sốc phản vệ như khó thở, tụt huyết áp, mạch nhanh, ngất.

khó thở

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên về vấn đề dị ứng hải sản có tắm được không đã giúp mọi người biết cách chăm sóc làn da khi bị dị ứng. Nếu có nhu cầu tư vấn điều trị và chăm sóc da khi bị dị ứng hải sản liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *