Thành phần chủ yếu của bia là nước, nhưng cũng bao gồm mạch nha, lúa mạch, hoa bia, men và hương vị. Dị ứng bia cũng khá hiếm gặp nhưng không phải là không có. Dưới đây là các dấu hiệu dị ứng bia và những biện pháp giúp bạn xử lý khi gặp phải. Hãy cùng phòng khám da liễu Maia&Maia tìm hiểu nhé!
1. Các dấu hiệu dị ứng bia là gì?
Nếu bạn bị dị ứng với bia, bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự như các bệnh dị ứng khác. Các dấu hiệu dị ứng bia bao gồm:
- Mặt đỏ bừng
- Không ngừng hắt hơi
- Thở không đều, ngắt quãng
- Giọng khàn
- Buồn nôn và ói mửa
- Bị tiêu chảy
- Đau bụng và chướng bụng
- Tức ngực
Phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc đồ uống thường xảy ra trong vòng vài giờ. Chúng là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một loại protein nhất định mà cơ thể cho là có hại. Các phản ứng như phát ban, đau ngực và thở khò khè có thể xảy ra gần như ngay lập tức. Đặc biệt, nó có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Nếu thấy những dấu hiệu này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ngược lại, khi bạn có một phản ứng rất nhẹ, bạn có thể bị nhạy cảm với thực phẩm. Đây không phải dị ứng thực sự. Nó còn được gọi là chứng không dung nạp thực phẩm. Mặc dù gây khó chịu nhưng nó không nghiêm trọng.
2. Tại sao bạn dị ứng với bia?
Trong khi thành phần chính trong bia là nước, nhưng có nhiều thành phần khác trong bia có thể gây kích ứng. Nếu bạn bị dị ứng với bia, rất có thể bạn bị dị ứng với một thành phần cụ thể nào đó trong bia.
Tùy thuộc vào nhãn hiệu bia, các thành phần có thể bao gồm:
- Lúa mạch, mạch nha hoặc các loại ngũ cốc khác (như lúa mì và cao lương).
- Hoa bia.
- Men.
- Phụ gia tạo màu, hương liệu và chất bảo quản.
Khoảng 2% đến 3% người lớn ở Hoa Kỳ bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Khoảng 5% trẻ em bị dị ứng thức ăn. Nhưng nhiều trẻ không bị dị ứng cho đến khi trưởng thành.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2014 về những người Trung Quốc bị dị ứng với bia cho thấy họ khá nhạy cảm với cao lương hoặc cao lương bị mạch nha hóa. Đây là nguyên nhân chính gây ra dị ứng.
Gần 1,2% người lớn ở Hoa Kỳ bị dị ứng với lúa mì. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì nó là một trong 8 chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu. Những người bị dị ứng với lúa mì thường cũng bị dị ứng với đại mạch. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Nếu bạn bị dị ứng với một loại ngũ cốc cụ thể, ngoài bia, bạn cũng có thể bị dị ứng khi ăn thức ăn và đồ uống khác có chứa chất gây dị ứng đó.
Có thể bạn muốn biết: Dị ứng có di truyền không?
3. Các yếu tố rủi ro khác cần xem xét
Bạn có nhiều khả năng bị dị ứng nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng. Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh hen phế quản cũng làm tăng khả năng mắc bệnh dị ứng. Dị ứng thực phẩm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn phải rất cẩn thận khi đọc nhãn và lựa chọn thực phẩm và đồ uống.
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, dị ứng thức ăn hoặc đồ uống có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm phát ban, thở khò khè và đau ngực. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
4. Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?
Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng bia, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Họ có thể giúp xác định xem bạn có bị dị ứng với một thành phần trong bia hay không. Thông tin này sẽ giúp bạn tránh sử dụng thành phần này trong các sản phẩm khác.
Kiểm tra dị ứng da và xét nghiệm máu có thể giúp xác định loại dị ứng mà bạn đang gặp phải, hoặc ít nhất là loại trừ một số tình trạng nhất định.
Phản ứng dị ứng cũng có thể do tương tác giữa bia, rượu hoặc bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Hãy thảo luận về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào bạn đang dùng với bác sĩ. Nếu bạn đã từng bị sưng lưỡi, cổ họng hoặc khó thở sau khi uống bia, bạn nên ngừng uống bia và đến gặp bác sĩ.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
5. Cần làm gì khi bị dị ứng bia?
Nếu gặp những phản ứng khó chịu sau khi uống bia, bạn có thể làm như sau:
Nếu các triệu chứng của bạn nhẹ, hãy thử chuyển sang một nhãn hiệu bia khác. Hãy xem liệu bạn có thể uống nó mà không gặp vấn đề gì không.
Thuốc kháng histamin không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng nhẹ. Nếu dấu hiệu dị ứng bia của bạn nghiêm trọng, hãy yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin mạnh hơn.
Làm xét nghiệm dị ứng là điều cần thiết. Bạn có thể yêu cầu kiểm tra các thành phần thường thấy trong bia, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch và cao lương. Hãy nhớ để ý các triệu chứng tương tự sau khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm khác.
Ngay cả khi bạn bị dị ứng với một thành phần trong bia, bạn vẫn có thể thưởng thức bia. Bạn chỉ cần đọc kỹ nhãn và tìm loại bia không chứa chất gây dị ứng đó.
Nếu bạn đã từng bị phản ứng dị ứng sau khi uống bia, điều quan trọng là phải xác định thành phần nào gây dị ứng cho bạn để tránh hoàn toàn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cần mang theo một ống tiêm epinephrine hay không? Trong tình huống sốc khẩn cấp, những bút tiêm này có thể cứu sống bạn. Nếu điều đó không hiệu quả, bạn có thể phải xem xét việc bỏ bia hoàn toàn.
Tóm lại, dị ứng bia nói riêng và dị ứng thức ăn nói chung rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu có dấu hiệu dị ứng bia, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và tư vấn chuyên khoa. Hiện nay, phòng khám Maia&Maia là cơ sở khám bệnh da liễu được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể gọi hotline: 1800 4888.
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.