Dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm là tình trạng hầu như ai cũng từng gặp một lần trong đời. Bởi vì da của chúng ta không thể phù hợp với tất cả các loại mỹ phẩm được. Hãy cùng phòng khám Maia tìm hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng, kích ứng mỹ phẩm trong bài chia sẻ dưới đây.
Tại sao mỹ phẩm lại gây dị ứng?
Với một số lượng lớn các loại mỹ phẩm được sử dụng hàng ngày cho tất cả các bộ phận trên cơ thể, việc kích ứng da cũng do đó mà diễn ra vô cùng phổ biến. Rất khó để có thể thống kê các ca da bị kích ứng do mỹ phẩm vì hầu hết chúng không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe.
Dị ứng, kích ứng mỹ phẩm có thể biểu hiện dưới nhiều dạng. Bên cạnh đó một số tình trạng viêm da, phát ban, rối loạn sắc tố, trứng cá và các rối loạn da liễu khác cũng có thể bị ảnh hưởng do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Da bị dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm có thể xuất phát từ các yếu tố sau:
- Thành phần có trong sản phẩm: Làn da của bạn có thể bị dị ứng với một trong số các thành phần có trong sản phẩm;
- Nồng độ và tần suất sử dụng sản phẩm: Nồng độ quá cao hoặc tần suất sử dụng quá dày có thể gây áp lực cho làn da;
- Vị trí sử dụng sản phẩm: Một số vị trí trên cơ thể có cấu tạo khác biệt, dễ bị kích ứng hơn;
- Thời gian sản phẩm lưu lại trên da: Quá trình tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần trên một vùng da có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, gây tổn thương da;
- Tình trạng nền da khi sử dụng sản phẩm: Tùy vào từng loại da, từng tình trạng của mỗi người mà khi tiếp xúc với sản phẩm sẽ có phản ứng nhất định.
Phương thức gây dị ứng da
Theo cơ chế, để gây dị ứng, thì da phải tiếp xúc với dị nguyên. Đó có thể là sản phẩm thoa trực tiếp lên da, dị nguyên từ môi trường không khí hoặc vật tiếp xúc. Cụ thể như sau:
- Thành phần gây dị ứng có trong các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp;
- Bề mặt tiếp xúc với đa (chăn ga, gối, điện thoại, tóc) có dị nguyên gây dị ứng;
- Giọt tiết, phân tử lơ lửng trong không khí chẳng hạn như môi trường ô nhiễm, phấn hoa, môi trường làm việc độc hại;
- Các dị nguyên làm tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc da có tính bào mòn da);
Chính vì thế, nếu tình trạng dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm xuất hiện thì không chỉ xem xét các sản phẩm bản thân sử dụng mà còn cần kiểm tra tất cả các yếu tố xung quanh.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bộ phận thường bị dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm
Bát kỳ bộ phận nào trên cơ thể có sử dụng mỹ phẩm đều có nguy cơ đối mặt với kích ứng, dị ứng. Nhưng một số vùng da có phản ứng thường gặp nhất đó là mặt, mí mắt, bàn tay, vùng sinh dục, da đầu và cổ. Đây là những vùng da tương đối nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
Dị ứng, kích ứng da vùng mặt
Đây là khu vực sử dụng mỹ phẩm nhiều nhất và cũng là vị trí thường gặp nhất của dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm. Vì thời gian tiếp xúc liên tục, các thành phần dị ứng đến trực tiếp từ mỹ phẩm, một phần nhỏ còn lại là do tiếp xúc gián tiếp ngón tay, dụng cụ trang điểm hoặc không khí.
Biểu hiện của dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm trên da mặt thường gồm các dát đỏ nằm rải rác hoặc tập trung, đôi khi có tính chất đối xứng. Kèm theo đó là cảm giác ngứa, rát, có thể kèm theo mụn nước. Đôi khi những phản ứng dị ứng bị kích động bởi những sản phẩm dùng cho tóc và da đầu.
Mí mắt là vùng da mỏng và nhạy cảm nhất trên mặt. Chính vì vậy mà khu vực này cũng chịu nhiều tổn thương nhất từ mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm. Dị ứng da vùng mí mắt thường đến từ các thành phần như dị ứng như chất bảo quản, hương liệu, cồn, chất tạo độ nhớt, các sản phẩm chăm sóc tóc và sơn móng tay.
Quá trình trang điểm có sử dụng tới phấn mắt, chì kẻ mắt, gel kẻ mắt, mascara, kẹp bấm mi, keo dán mi… có thể gây nên viêm da khu vực mí mắt. Một thành phần khác chịu trách nhiệm khá nhiều cho các vụ viêm da mí mắt là phân tử vàng trong kem nền, mồ hôi.
Dị ứng, kích ứng da vùng cổ do mỹ phẩm
Cổ cũng là vị trí thường gặp phản ứng dị ứng, kích ứng do mỹ phất. Bởi vì tương tự như mí mắt, đây cũng là vùng da mỏng manh và thường xuyên lộ ra ngoài không khí, tiếp túc trực tiếp với các dị nguyên ngoài môi trường.
Dị ứng, kích ứng vùng cổ thường liên quan tới việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm hoặc do tiếp xúc với đồ trang sức, khăn choàng, cổ áo. Nước hoa cũng là một tác nhân gây dị ứng cổ vì thành phần cồn của mình. Việc sử dụng nước hoa trong thời gian dài ở vùng cổ có thể kích thích hình thành viêm da vùng cổ đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc nhạy cảm với hương liệu.
Có thể bạn muốn biết: Mụn vùng cổ và phương pháp điều trị
Dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm ở da bàn tay
Những phản ứng dị ứng, kích ứng ở khu vực bàn tay thường do đặc thù nghề nghiệp là chủ yếu. Những người làm tóc hoặc mỹ phẩm có nguy cơ bị kích ứng da nhiều hơn do tiếp xúc thường xuyên với mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc tóc, hóa chất làm đẹp tóc.
Cần phân biệt phản ứng dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm với các bệnh lý da liễu khác có biểu hiện khá tương tự như; ghẻ nước, viêm da dạng đồng tiền, viêm da cơ địa bàn tay, mụn nước…
Dị ứng, kích ứng da đầu do hóa chất
Vùng da đầu tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, như thuốc tẩy tóc, keratin phục hồi, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu có thể gây tổn thương tới ùng da đầu. Thuốc nhuộm và tẩy màu tóc là hai tác nhân gây kích ứng da đầu nhiều nhất. Tình trạng đỏ rát, phù nề hoặc đóng vảy ở vùng da đầu có thể xảy ra khi sử dụng hóa chất quá mạnh hoặc da đầu quá mẫn cảm với sản phẩm.
Dị ứng, kích ứng da vùng sinh dục
Dị ứng da vùng sinh dục do mỹ phẩm ít xảy ra hơn một phần do hạn chế về các loại mỹ phẩm sử dụng cho khu vực này. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng ở khu vực này lại gây khó chịu rất nhiều.
Nguyên nhân cho việc dị ứng, kích ứng vùng sinh dục có thể đến từ các sản phẩm tẩy rửa vùng kín, nước hoa vùng kín hoặc tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da khác. Hương liệu, chất bảo quản, corticoids, chất tạo mùi là những thành phần chính gây nên viêm da và ngứa vùng sinh dục.
Bị dị ứng, kích ứng do mỹ phẩm nên xử trí như thế nào?
Đối với kích ứng da
Cần làm gì khi bị kích ứng mỹ phẩm? Lời khuyên cho bạn là: hãy ngay lập tức sử dụng sản phẩm khiến da bị kích ứng và sử dụng kẽm oxit, hồ nước để cải thiện triệu chứng da bị kích ứng. Trong quá trình chăm sóc da cũng nên:
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ,
- Toner dưỡng ẩm cho da nhạy cảm,
- Serum dưỡng ẩm phục hồi,
- Kem dưỡng ẩm phục hồi da tổn thương,
- Kem chống nắng vật lý,
- Phục hồi da bằng mặt nạ, tinh chất dưỡng ẩm, phục hồi
- Cuối cùng, cải thiện môi trường sống, làm việc cũng góp phần hạn chế các tác nhân gây kích ứng làn da của bạn.
Đối với dị ứng da
Dị ứng mỹ phẩm khác với kích ứng. bạn tiếp xúc với các thành phần phụ trong mỹ phẩm như: cồn, hương liệu, chất bảo quản hay các thành phần chính trong mỹ phẩm như: niacinamide, dầu khoáng,…
Biểu hiện của da bị dị ứng mỹ phẩm: Da bị sưng đỏ, nề lên, mẩn ngứa, khó chịu và cứ dùng sản phẩm thì sẽ bị.
Cách xử trí khi da bị dị ứng mỹ phẩm:
-Dùng sử dụng sản phẩm ngay lập tức
-Rửa mặt với nước sạch
-Sử dụng sản phẩm cấp ẩm, dưỡng da phục hồi da tức thì như xit khoảng, mặt nạ HA, peptide, B5
Theo dõi mức độ tổn thương của da, nếu da vẫn đỏ, rát, ngứa không thuyên giảm thì nên tới gặp bác sĩ da liễu để được kê thuốc điều trị.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Những bài viết được nhiều người quan tâm
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.