Kỹ thuật cấy tóc mai là gì? Chi phí và quy trình thực hiện

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
cấy tóc mai

Cấy tóc mai là kỹ thuật làm đẹp được nhiều người quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ với mong muốn cải thiện “trán sân bay”. Phương pháp này có an toàn không? Đạt hiệu quả lâu dài không? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây. 

I. Phương pháp cấy tóc mai thực hiện như thế nào?

Tóc mai là phần tóc nằm đối xứng nhau ở hai bên trán, kéo dài từ thái dương xuống phía má nằm ở trước tai. Phần tóc ở vị trí này góp phần định hình dáng khuôn mặt, làm nổi bật nét thanh tú giúp vẻ ngoài trở nên hài hòa hơn. 

Phương pháp cấy tóc mai thường áp dụng kỹ thuật cấy tóc tự thân để đảm bảo an toàn và phù hợp về màu sắc tóc cũng như cấu trúc nang tóc của cơ thể. Theo đó, bác sĩ sẽ chọn ra nang tóc khỏe mạnh ở vùng sau đầu để cấy trực tiếp vào vùng chân tóc trên trán. Điều này sẽ che phủ phần da đầu trống mang đến vùng tóc mai dày dặn, bồng bềnh hơn.

phương pháp cấy tóc mai

II. Có nên cấy tóc mai không?

Hiện nay, cấy tóc mai đang trở thành xu hướng làm đẹp phổ biến giúp mọi người khắc phục vấn đề thưa hay rụng tóc mái để cải thiện nét cân đối, hài hòa của khuôn mặt. Ngoài ra, cấy tóc mai còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Thay đổi vận mệnh theo quan điểm phong thủy
  • Tạo điểm nhấn, nét đẹp riêng biệt cho khuôn mặt
  • Tăng sự tự tin mỗi khi ra ngoài

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định không nên cấy tóc ở một số trường hợp điển hình như:

  • Người đang mắc các bệnh lý về da đầu, viêm nhiễm kéo dài
  • Những người có nang tóc yếu, mỏng và dễ gãy rụng
  • Người có sức đề kháng kém, không đạt yêu cầu về sức khỏe tổng thể dễ làm ngắt quãng quá trình phục hồi

III. Chi phí thực hiện cấy tóc mai giá bao nhiêu?

Cấy tóc mai bằng phương pháp tự thân có mức chi phí khá cao, dao động từ 40 – 92 nghìn đồng/nang tóc. Mức chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm địa chỉ thực hiện, tay nghề bác sĩ, công nghệ điều trị, diện tích cấy ghép, thuốc sau điều trị,…  

Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cấy tóc mai, mọi người nên tìm hiểu cũng như lựa chọn kỹ lưỡng về cơ sở cấy tóc, bác sĩ chuyên khoa điều trị trước khi thực hiện giúp quá trình thăm khám, tư vấn kỹ thuật xử lý phù hợp.

thực hiện cấy tóc mai

IV. Quy trình thực hiện cấy tóc mai chuẩn y khoa

Trên thực tế, quy trình thực hiện cấy tóc mai thường kéo dài từ 4 – 8 giờ/ca điều trị bao gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng tóc và tư vấn kỹ thuật cấy tóc mai phù hợp.
  • Bước 2: Chuẩn bị: Kỹ thuật viên vệ sinh sạch sẽ vùng da cần cấy và gây tê để làm giảm cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện.
  • Bước 3: Lấy mẫu tóc: Bác sĩ sử dụng dụng cụ để lấy nang tóc từ vùng cho tóc khỏe mạnh ở sau gáy nhằm hạn chế gây tổn thương.
  • Bước 4: Tách mẫu tóc: Sử dụng kính hiển vi hỗ trợ chiết nang tóc đạt tiêu chuẩn để loại bỏ các tế bào da bám trên nang tóc.
  • Bước 5: Cấy ghép tóc mai: Bác sĩ dùng dao y tế và rạch tạo lỗ để cấy từng nang tóc vào vị trí hai bên mai.
  • Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc: Bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để đảm bảo hiệu quả cấy ghép sau cùng giúp nang tóc phát triển khỏe mạnh.

V. Biểu hiện bình thường sau khi thực hiện xong

Cấy tóc mai là phương pháp cấy ghép có xâm lấn nên để lại tổn thương với kích thước nhỏ trên da. Do đó, mọi người có thể gặp các vấn đề như sưng, đỏ nhẹ ở vùng cấy, rụng tóc tạm thời, châm chích, nóng rát,… Những triệu chứng này thường giảm dần sau vài ngày nên mọi người không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu các hiện tượng trên diễn ra trong thời gian dài và đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường khác như chảy máu, tóc đứt rụng hàng loạt, hình thành sẹo, ngứa da đầu dữ dội,… thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra, xử lý kịp thời.

biểu hiện bình thường sau cấy tóc mai

VI. Lưu ý sau khi cấy tóc mai để mang lại hiệu quả tối đa

Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc xây dựng chế độ chăm sóc tóc sau khi cấy ghép tóc mai giúp mọi người đạt được kết quả như mong muốn và duy trì trong thời gian dài:

  • Vệ sinh da đầu bằng nước muối hoặc cồn đỏ sát khuẩn trong 1 – 2 ngày đầu sau cấy ghép tóc
  • Gội đầu nhẹ nhàng với dầu gội lành tính và tạo bọt trước khi thoa lên đầu để tránh kích ứng
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc có chiết xuất tự nhiên
  • Không tác động lực mạnh lên da đầu, hạn chế cạy, gãi hoặc bóc vảy làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Hạn chế nằm nghiêng tạo ma sát với gối khiến nang tóc bị ảnh hưởng và kê cao gối để giảm áp lực vào vùng tổn thương
  • Bảo vệ và che chắn kỹ càng khỏi tác nhân xấu từ môi trường như ánh nắng, khói bụi
  • Tuyệt đối không sử dụng hóa chất mạnh từ thuốc uốn, nhuộm và tác dụng nhiệt cao từ máy tạo kiểu, máy sấy khiến da bị tổn thương
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm giàu vitamin, protein tăng cường nang tóc phát triển khỏe mạnh cùng chế độ sinh hoạt khoa học, vận động nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, uống đủ nước

Bài viết trên đây đã chia sẻ với mọi người phương pháp cấy tóc mai tự thân và những lưu ý khi thực hiện làm đẹp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan cần giải đáp, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn chi tiết.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *