Cách chữa rụng tóc vành khăn được nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm, tìm kiếm. Rụng tóc vành khăn xuất hiện khi trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.
I. Rụng tóc vành khăn ở trẻ là thế nào?
Trước khi tìm hiểu cách chữa rụng tóc vành khăn, bạn nên nắm được những thông tin cơ bản về tình trạng này. Rụng tóc vành khăn thường xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi. Trường hợp rụng tóc này khá dễ nhận biết, khi tóc của bé sẽ rụng theo đường vòng cung sau gáy, khá giống vành mũ, phần đỉnh đầu rộng, lâu đóng thóp.
Bên cạnh đó, trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc do khó ngủ, hay đổ mồ hôi và táo bón. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc ở trẻ là do trẻ hay nằm, khiến vùng da đầu thường xuyên phải tiếp xúc với gối.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thói quen giật tóc, tác dụng phụ của thuốc, thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ mắc những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp,…
II. Rụng tóc vành khăn có mọc lại được không?
Bên cạnh cách chữa rụng tóc vành khăn, nhiều cha mẹ cũng có thắc mắc xoay quanh việc liệu tóc bé có thể mọc lại hay không. Trên thực tế, rụng tóc vành khăn không phải tình trạng quá đáng lo ngại và tóc của trẻ có thể mọc lại sau 7 tháng tuổi nếu nguyên nhân xuất phát từ tình trạng sinh lý bình thường.
Tuy hiện tượng rụng tóc vành khăn không gây nguy hiểm cho trẻ, song nếu rụng tóc vành khăn được chẩn đoán do bệnh lý như còi xương, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
ĐĂNG KÝ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA THĂM KHÁM TRỰC TIẾP CHO BÉ NGAY
III. Tổng hợp cách chữa rụng tóc vành khăn tại nhà
Cách chữa rụng tóc vành khăn tại nhà chủ yếu tập trung vào cải thiện thói quen sinh hoạt. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau.
1. Điều chỉnh tư thế nằm
Nằm ngửa thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ. Vì thế, ba mẹ nên thay đổi các tư thế nằm phù hợp cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng rụng tóc do tiếp xúc quá nhiều với gối.
Cha mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng hoặc sấp, song không nên cho trẻ nằm úp xuống ngay sau khi vừa ăn xong để tránh gây nôn trớ. Bên cạnh đó, phụ huynh vẫn cần đảm bảo cho bé tư thế nằm giúp bé thoải mái nhất.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Bên cạnh điều chỉnh tư thế nằm, bé cũng cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết một cách thường xuyên và đầy đủ. Một số loại thực phẩm nên bổ sung cho bé bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, sữa chua, các loại ngũ cốc,…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: thịt bò, các loại thực phẩm từ sữa, nấm,…
- Thực phẩm giàu canxi: đậu nành, trái cây,…
- Thực phẩm giàu protein: thịt nạc, đậu xanh,…
- Thực phẩm chứa nhiều sắt: gan động vật, rau xanh, các loại hạt hay thịt đỏ,…
Đối với trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi, cha mẹ có thể xay nhỏ hay chế biến thành các món ăn khác nhau phù hợp với bé.
3. Tắm nắng
Để bổ sung vitamin D cần thiết cho sự phát triển của tóc, ba mẹ cũng không nên để trẻ ở nhà quá lâu. Thay vào đó, hãy thường xuyên đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí hay tắm nắng vào sáng sớm hay chiều mát. Tuy nhiên, làn da của trẻ nhỏ còn khá nhạy cảm, bạn không nên cho bé tắm nắng quá lâu.
4. Chăm sóc tóc cho bé
Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, ba mẹ cũng nên chú ý chăm sóc tóc cho bé, bao gồm việc sử dụng những loại dầu gội có thành phần từ thiên nhiên, chứa các dưỡng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Ngoài ra, hãy lựa chọn các sản phẩm chăn gối có chất liệu mềm mại để bảo vệ da đầu của bé.
5. Sử dụng thuốc
Trường hợp các biện pháp khác không giúp cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ hiệu quả, cha mẹ nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà hãy tuân theo chỉ định từ bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ hay khiến tình trạng rụng tóc ở bé nặng hơn.
IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đối với trường hợp tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị kịp thời và phù hợp.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng như da đầu xuất hiện đốm hói nhỏ, bong vảy, bạn hãy tìm đến chỉ định từ bác sĩ để tránh hiện tượng này phát triển nặng hơn.
Cách chữa rụng tóc vành khăn cho trẻ không quá phức tạp, có thể thực hiện tại nhà. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng rụng tóc vành khăn vẫn cần được chữa trị kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng. Hãy liên hệ hotline 032 845 1188 để nhận tư vấn miễn phí, tận tình từ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.