fbpx

Bạch biến có di truyền không?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
bạch biến có di truyền không

Bệnh bạch biến không phải là bệnh da liễu nguy hiểm đến tính mạng. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mã di truyền có thể là nguyên nhân gây bệnh. Liệu bạch biến có di truyền không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng www.dalieuhanoi.vn nhé!

Bệnh bạch biến có di truyền không?

Bạch biến là một bệnh rối loạn sắc tố da gây ra tình trạng da không đều màu.

Ở người, hắc tố hay còn gọi là melanin có vai trò quyết định màu da. Màu da của con người trên thế giới thay đổi từ đậm sang nhạt như: da đen, da nâu, da vàng và da trắng.

Cơ chế sản sinh melanin là khi da tiếp xúc với ánh sáng, các tế bào sản xuất melanin liên tục sản sinh ra hắc tố, làm da sạm đen.

Những người bị bạch biến là những người mà các tế bào sản xuất melanin trong da bị chết, phá hủy hoặc ngừng hoạt động. Do đó, ở những vùng không có sắc tố melanin, da sẽ mất màu và trở lại trạng thái trắng nhợt.

Biểu hiện của bạch biến là xuất hiện các vùng da bị đổi màu. Tuy nhiên, tại vùng da đổi màu đó, người bệnh vẫn có cảm nhận như các vùng da bình thường … Bệnh bạch biến thường xuất hiện trên cánh tay, mặt, ngực, bụng,… Bệnh này sẽ không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Bạch biến có di truyền không? Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đưa ra giả thuyết: bệnh bạch biến rất có thể do yếu tố di truyền gây ra.

bạch biến có di truyền không
Bệnh bạch biến rất có thể do yếu tố di truyền gây ra

Nếu ở thế hệ trước, thành viên gia đình của bạn mắc bệnh bạch biến, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. Một số mã gen có thể liên quan đến bệnh bạch biến. Nếu bạn có người thân mắc bệnh, bạn có nhiều khả năng bị bệnh bạch biến nếu bạn mắc thêm các bệnh sau:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh tiểu đường type 1
  • Cường giáp
  • Hói đầu
  • Bệnh lupus
  • Thiếu máu ác tính

Chẩn đoán bệnh bạch biến

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh bạch biến hoặc muốn kiểm tra khả năng mắc bệnh bạch biến, bạn có thể đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm. Với kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn.

Bệnh bạch biến sẽ được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau:

Cách 1: Bác sĩ sẽ lấy mẫu da để xét nghiệm. Khi soi dưới kính hiển vi, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng hắc tố trên da có ổn định không, các tế bào hắc tố trong da có còn hoạt động hay không và số lượng là bao nhiêu.

Cách 2: Bác sĩ sẽ sắp xếp cho người bệnh đi xét nghiệm máu. Từ đó kiểm tra tình trạng thiếu máu, các dấu hiệu hoạt động mạnh hay bình thường của tuyến giáp, dấu hiệu của bệnh tiểu đường,….

Thông thường, bệnh bạch biến phát triển trong thời kỳ thanh thiếu niên. Nếu bệnh nhân đã mắc bệnh bạch biến, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị tương ứng.

Có thể bạn muốn biết: Bạch biến có chữa được không? Điều trị như nào?

Một vài phương pháp điều trị bệnh bạch biến

Bạch biến là bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, không có thuốc chữa trị. Y học hiện nay chỉ có những phương pháp giúp cải thiện và khắc phục tình trạng bệnh.

Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện bệnh bạch biến:

1. Thuốc

Bệnh nhân bạch biến có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách điều trị tại chỗ bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi.

Về thuốc uống, người dùng sẽ sử dụng thuốc chứa psoralen dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chất này giúp cơ thể sản sinh ra sắc tố melanin, giúp cải thiện tình trạng màu da bị nhạt.

bạch biến
Có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách điều trị tại chỗ bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi

Tuy nhiên, những loại thuốc này không dùng được cho trẻ em vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như chán ăn, tăng men gan, vàng da. Khi sử dụng các loại thuốc có chứa psoralen, người dùng cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân bạch biến cũng có thể sử dụng thuốc bôi steroid và corticosteroid để điều trị bệnh.

2. Xử lý bằng sóng ánh sáng

Những người bị bệnh bạch biến cũng có thể sử dụng phương pháp PUVA để điều trị các mảng da đổi màu. Phương pháp này kết hợp bôi psoralen và tia UVA.

Liệu trình này cần khoảng 30-50 lần điều trị để đạt được kết quả. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị khô da, bỏng da trong quá trình điều trị. Có thể khắc phục tác dụng phụ của phương pháp này bằng cách sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau….

3. Điều trị phẫu thuật

Bệnh nhân bạch biến cũng có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và chưa phổ biến rộng rãi.

Phương pháp điều trị như sau: Các bác sĩ phân lập và nuôi cấy tế bào tạo sắc tố của bệnh nhân. Sau khi các tế bào đã phát triển hết kích thước, bác sĩ sẽ phẫu thuật cấy ghép vùng da bị bạch biến, đổi màu.

Nên làm gì để kiểm soát bệnh bạch biến?

Bệnh bạch biến không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Theo thống kê, khoảng 1-2% dân số thế giới mắc bệnh bạch biến.

Bệnh nhân bạch biến có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà và bảo vệ da đúng cách để bệnh không tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bệnh nhân bạch biến:

  • Bảo vệ da mỗi khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Đảm bảo làn da của bạn luôn sạch sẽ
  • Tránh làm tổn thương da
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể giải độc và nuôi dưỡng tế bào da
  • Da không đều màu có thể được che phủ và khắc phục bằng phấn trang điểm
  • Cẩn thận lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng …
  • Nếu có ý định phun xăm thẩm mỹ, người bệnh cần cân nhắc và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt
  • Hạn chế ăn đồ chiên, nướng, hút thuốc lá, cà phê, rượu, bia và các chất kích thích khác
  • Cần duy trì tâm trạng thoải mái, lạc quan và tránh căng thẳng

Như vậy với câu hỏi “bạch biến có di truyền không?” câu trả lời là có nhưng chưa xác định được chính xác mức độ di truyền. Thông tin trong bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo. Để được đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị phù hợp bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *