Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu Thẩm mỹ cho biết: “Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không được hỗ trợ điều trị và can thiệp tích cực, lupus đôi khi đe dọa cả tính mạng. Hiểu biết về căn bệnh này là điều cần thiết để phát hiện sớm và phòng bệnh cho chính mình và người thân”. Vậy hãy cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này.
Tìm hiểu về bệnh Lupus ban đỏ
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là vấn đề toàn cầu, với hàng triệu người mới mắc hàng năm trên thế giới nhưng xã hội còn ít biết đến sự tồn tại của nó. Theo nghiên cứu của Hội Lupus Mỹ, hiện nay nước này có khoảng 2 triệu người bệnh lupus ban đỏ hệ thống, số người chết do bệnh tăng từ 879 năm 1979 lên 1.046 năm 2002 và 40% bệnh nhân đã phải nghỉ việc.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nơi chủ yếu tiếp nhận điều trị bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở các tỉnh phía bắc, bệnh nhân mắc bệnh này vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400 – 500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh về DA
1. Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Bệnh Lupus ban đỏ là căn bệnh nguy hiểm ít được biết đến, cơ thể có hệ thống miễn dịch giúp chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ.
Mắc Lupus ban đỏ hệ thống khiến hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt “lạ – quen” do đó hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.
Bệnh lupus ban đỏ được thành 2 thể chính là: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn.
Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân.
2. Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ
Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều yếu tố như di truyền, miễn dịch thể dịch, miễn dịch tế bào và yếu tố môi trường.
Một số gen quy định phức hợp kháng nguyên phù hợp tổ chức như HLA-DR2,3,8, các gen mã hóa bổ thể C1q, C2, C4 và một số cytokin có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cao.
Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ, người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:
- Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.
- Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời…
- Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới). Sau khi mãn kinh, cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.
Có thể bạn muốn biết: Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh Lupus ban đỏ
3. Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ
Dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện từ từ theo tháng hay năm, triệu chứng của bênh khá đa dạng và thường nặng lên vào mùa đông. Bệnh lupus có nhiều triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng phổ biến
- Cảm thấy rất mệt, đau cơ hoặc sưng khớp
- Sốt không rõ nguyên nhân, đau ngực khi hít thở sâu
- Nổi ban đỏ (thường ở trên mặt), nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Rụng tóc, ngón tay hoặc ngón chân tái nhợt hoặc tím bầm
- Miệng loét, sưng ở chân hoặc xung quanh mắt
- Phình tuyến.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Triệu chứng ít gặp
- Thiếu máu (giảm tế bào hồng cầu)
- Nhức đầu, chóng mặt
- Cảm thấy buồn, bối rối
- Đôi khi co giật.
Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất. Những thời điểm một người biểu hiện các triệu chứng được gọi là bùng phát, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng.
Triệu chứng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Trong giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng rất mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác nên từ khi có dấu hiệu bệnh đến khi chẩn đoán ra bệnh có thể mất đến vài năm.
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ
Một khi đã bị Lupus thì người bệnh thường gặp rất nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau như:
- Da: Những người bị Lupus thường có làn da rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Biểu hiện đầu tiên là nổi các nốt ban đỏ trên má và mũi mà người ta thường gọi là “bướm” hoặc các vùng khác trên cơ thể.
- Xương khớp: Viêm khớp có thể xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần phát bệnh. Tuy nhiên, chỉ là đau nhức chứ không có biến chứng tê liệt các chi.
- Thận: 50% người bệnh thường gặp vấn đề ở thận và gây nguy hiểm tính mạng. Biến chứng sang thận thường xuất hiện sau 5 năm mắc bệnh kèm các triệu chứng như sưng chân, tăng huyết áp, nước tiểu có máu hay tiểu đêm.
- Máu: Người bị lupus có thể giảm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Từ đó rất dễ gây ra tình trạng thiếu máu, dễ nhiễm trùng, thâm tím da và chảy máu dễ dàng. Một số bệnh nhân khác còn hình thành cục máu đông trong động mạch có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào.
- Não và tủy sống: Ảnh hưởng của bệnh lupus đến não và tủy sống là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu xui rủi gặp phải biến chứng này có thể gây ra trầm cảm, động kinh, tê liệt, đột quỵ.
- Tim và phổi: Viêm màng ngoài tim, viêm màng phổi là dạng biến chứng thường gặp ở bệnh nhân lupus. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân có thể bị đau ngực, nhịp tim không đều, hụt hơi, tích tụ dịch quanh phổi…
5. Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lupus ban đỏ có khả năng di truyền, tỉ lệ di truyền cao nhất từ mẹ sang con, đối với các mối quan hệ khác thì tỉ lệ này sẽ giảm dần xuống. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ bẩm sinh là rất cao nhưng trong cuộc sống hàng ngày cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp, trẻ sinh ra dù có bố mẹ bị mắc lupus ban đỏ nhưng lại không bị mắc bệnh.
Như chúng ta đã biết, lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da mãn tính và hiện chưa có thuốc đặc trị, vì thế bạn nên đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm soát những biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ.
Tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia có
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
- Cơ sở vật chất hiện đại.
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 1800 4888 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.