Bột giặt là sản phẩm cần thiết với mọi gia đình để vệ sinh, làm sạch quần áo. Tuy nhiên một số người lại bị dị ứng bột giặt sau khi tiếp xúc với sản phẩm. Bài viết dưới đây Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng trên.
I. Dị ứng bột giặt là như thế nào?
Dị ứng bột giặt là phản ứng của da khi tiếp xúc với một hoặc nhiều thành phần hóa học có trong các sản phẩm giặt tẩy như bột giặt, nước giặt hoặc nước xả vải. Đây cũng là tình trạng viêm da tiếp xúc, thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi; người thường giặt đồ bằng tay, người có tiền sử dị ứng hóa chất.
II. Nguyên nhân gây dị ứng bột giặt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng dị ứng bột giặt như:
- Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc bị các bệnh lý da liễu rất dễ bị kích ứng với các hóa chất tẩy rửa dù tiếp xúc ở mức độ thấp.
- Thành phần trong bột giặt: Một số hóa chất trong bột giặt như hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản, chất hoạt động bề mặt (SLS), chất ổn định bột giặt,…dễ gây kích ứng hoặc dị ứng cho da.
- Xả không sạch bột giặt trên quần áo: Nếu quần áo không được xả kỹ, các hóa chất và cặn bột giặt còn tồn đọng trên vải khi tiếp xúc trực tiếp với da rất dễ gây phản ứng dị ứng ngứa ngáy, khó chịu.
- Dùng bột giặt kém chất lượng: Các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa hóa chất độc hại hoặc nồng độ chất tẩy rửa quá cao dễ gây kích ứng nghiêm trọng cho da.
ĐỌC THÊM: Cách chữa dị ứng xà phòng hiệu quả
III. Dấu hiệu nhận biết dị ứng bột giặt, nước giặt, nước xả vải
Khi bị dị ứng nước giặt quần áo, bột giặt và các sản phẩm làm sạch quần áo khác thường xuất hiện ngay ở lần sử dụng đầu tiên hoặc sau vài giờ, thậm chí sau nhiều lần sử dụng bột giặt. Bởi vậy, mọi người cần chú ý các triệu chứng sau
- Ngứa ngáy, đỏ da, nổi mẩn đặc biệt ở cổ, lưng, ngực, nách hoặc vùng mặc sát da.
- Phát ban, mề đay sưng đỏ trên da gây ngứa dữ dội.
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt khi tiếp xúc với bột giặt có hương nồng
- Một số triệu chứng nghiêm trọng hiếm gặp như sốt, phát ban toàn thân.
IV. Cách xử lý khi bị dị ứng với bột giặt
Khi bị dị ứng bột giặt, việc điều trị và xử lý đúng cách sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:
1, Giảm triệu chứng tại nhà
Nếu bị dị ứng nhẹ thì mọi người áp dụng các biện pháp sau để giảm cảm giác khó chịu:
- Ngừng tiếp xúc với bột giặt: Cần dừng dùng những sản phẩm bột giặt nghi ngờ dị ứng, không tiếp xúc với những hóa chất tương tự như nước xả vải, nước giặt. Sau đó cần rửa sạch những vùng da tiếp xúc để loại bỏ bột giặt còn sót lại trên da.
- Chườm hoặc đắp khăn mát: Dùng khăn sạch bọc đá chườm lạnh hoặc dùng túi chườm mát để thoa lên vùng da dị ứng giúp giảm sưng ngứa trên da hiệu quả.
- Tránh gãi: Không cào gãi hay chà xát vùng da dị ứng bột giặt dễ khiến da viêm nhiễm nặng hơn, nguy cơ nhiễm trùng da.
2, Thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng dị ứng bột giặt không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà mà còn lan rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng thì mọi người nên thăm khám với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ đánh giá mức độ và chỉ định dùng thuốc chống dị ứng tùy theo tình trạng.
Cụ thể, bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa, thuốc bôi corticosteroid để giảm viêm và ngứa tại chỗ. Trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ chỉ định sử dụng thêm một số loại kháng sinh để hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm.
V. Cách phòng ngừa bị ứng với bột giặt
Để giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng bột giặt, mọi người cần biết cách phòng tránh đúng cách. Gợi ý cho mọi người cách phòng ngừa đơn giản như sau:
- Nên ưu tiên sử dụng bột giặt, nước giặt có thành phần an toàn, công thức dịu nhẹ, không chứa mùi hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Tránh dùng quá nhiều bột giặt sẽ khó làm sạch hết, dễ gây dị ứng. Nếu giặt quần áo bằng máy cần đảm bảo máy giặt không bị quá tải để quần áo được giặt sạch đều.
- Sau khi giặt cần xả sạch quần áo để loại bỏ kỹ cặn bột giặt.
- Sau khi giặt quần áo cần phơi ngay sau khi giặt, tránh để quá lâu ở trong máy giặt hoặc ở nơi ẩm thấp.
- Nếu có cơ địa làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì mọi người nên đeo găng tay khi giặt để bảo vệ làn da.
- Trước khi dùng sản phẩm bột giặt, nước xả vải cần thử trước lượng nhỏ trên da cổ tay, sau đó theo dõi phản ứng trong 24 giờ để đảm bảo không dị ứng.
VI. Bị dị ứng bột giặt nên thăm khám và điều trị ở đâu?
Mọi người cần chọn lựa địa chỉ điều trị bệnh da liễu, dị ứng an toàn, uy tín để đảm bảo hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng dị ứng bột giặt thì mọi người không nên bỏ qua Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia với những ưu điểm:
- Là cơ sở điều trị da liễu uy tín, với dịch vụ đã được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Có đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang.
- Điều trị dị ứng theo phác đồ cá nhân từ bác sĩ da liễu hiệu quả, ngừa tái phát, không xâm lấn, không đau, rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng.
- Quy trình điều trị dị ứng, bệnh da liễu chuẩn y khoa, an toàn
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên về tình trạng dị ứng bột giặt đã giúp mọi người có thêm thông tin hữu ích về bệnh lý này. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận thêm tư vấn về cách điều trị dị ứng bột giặt hiệu quả cùng đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội