Dị ứng thuốc lá có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng thuốc lá

Thuốc lá không chỉ gây hại cho hệ hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà một số người còn bị dị ứng thuốc lá. Vậy triệu chứng bệnh là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào? Cùng giải đáp những vấn đề này qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia

I. Dị ứng thuốc lá là như thế nào?

Dị ứng thuốc lá là tình trạng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong khói thuốc lá, từ đó sinh ra kháng thể giải phóng các chất trung gian và histamin gây ra những triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng.

Dị ứng thuốc lá có thể xảy ra với người hút thuốc lá trực tiếp hoặc người hít phải khói thuốc thụ động. Điều này có nghĩa ngay cả khi mọi người không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ bị dị ứng nếu tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.

tình trang dị ứng thuốc lá

II. Nguyên nhân gây dị ứng với thuốc lá 

Dị ứng thuốc lá thường bị nhẫm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

  • Thành phần độc hại trong khói thuốc lá: Thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại như nicotine, carbon monoxide, một số phụ gia độc hại khác dễ xâm nhập vào đường hô hấp, niêm mạc mũi và kích ứng phản ứng dị ứng.
  • Cơ địa nhạy cảm: Những người cơ địa nhạy cảm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết,… hệ miễn dịch có xu hướng phản ứng thái quá với các chất lạ. Vì thế, khi tiếp xúc với các thành phần trong thuốc lá thường gặp nguy cơ cao phát triển thành dị ứng thuốc lá.
  • Tiền sử hen suyễn: Một số người có tiền sử mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng có nguy cơ dị ứng thuốc lá cao hơn so với bình thường.

III. Triệu chứng khi bị dị ứng với thuốc lá

Những triệu chứng dị ứng thuốc lá cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời. Dưới đây là triệu chứng bệnh điển hình mọi người không nên bỏ qua:

  • Triệu chứng hô hấp: Khó thở, thở khò khè, hắt hơi, nghẹt mũi, ho, khàn tiếng.
  • Triệu chứng trên da: Mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay, viêm da tiếp xúc
  • Triệu chứng ở mắt: Ngứa đỏ, chảy nước mắt, sưng mắt
  • Triệu chứng toàn thân: Nhưng triệu chứng này thường ít phổ biến hơn nhưng lại rất nặng. Kể đến như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, tụt huyết áp, thậm chí sốc phản vệ

TÌM HIỂU THÊM: Triệu chứng khi dị ứng thuốc xịt muỗi thế nào?

trẻ ho do dị ứng

IV. Cách chẩn đoán tình trạng dị ứng thuốc lá

Để chẩn đoán tình trạng dị ứng này, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp khác nhau như

  • Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng các triệu chứng dị ứng trên da và cơ thể, sau đó khai thác tiền sử dị ứng, các bệnh lý nền, tiền sử gia đình, thời gian khởi phát dị ứng để đưa ra chẩn đoán phù hợp.
  • Chẩn đoán loại trừ: Bắc cách cho người bệnh tránh hoàn toàn khói thuốc để theo dõi triệu chứng nhằm đánh giá chức năng hô hấp.
  • Xét nghiệm dị ứng: Bằng các phương pháp test lẩy da (nhỏ lượng nhỏ chất gây dị ứng từ thuốc lá lên da), xét nghiệm máu (đo lượng kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên), test khẳng định (cho tiếp xúc một lượng nhỏ khói thuốc lá trong môi trường y tế).

V. Cách điều trị tình trạng dị ứng thuốc lá

Khi có những triệu chứng dị ứng thuốc lá, mọi người cần ngừng hút thuốc hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để cải thiện những dấu hiệu dị ứng trên cơ thể. Sau đó mọi người nên thăm khám với bác sĩ để nhận tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, chi tiết như sau:

  • Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng histamine giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, hắt hơi, chảy nước mắt. Các loại thuốc kháng histamine thế hệ 2 được ưa chuộng dùng điều trị dị ứng bởi không gây buồn ngủ như Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine.
  • Liệu pháp miễn dịch: Nhằm làm giảm phản ứng dị ứng cơ thể với các thành phần trong thuốc lá. 
  • Tiêm Epinephrine: Dùng khi dị ứng thuốc lá nghiêm trọng gây sốc phản vệ với các triệu chứng như khó thở, sưng mặt, tụt huyết áp, tim đập nhanh, ngất xỉu, lú lẫn.

ống tiêm Epinephrine

VI. Phòng ngừa dị ứng thuốc lá thế nào?

Dị ứng thuốc lá dễ dàng phòng ngừa được nếu thực hiện đúng cách và có quyết tâm. Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa đơn giản, hữu ích mang đến hiệu quả cao mọi người nên tham khảo:

  • Tránh hút thuốc lá, khói thuốc lá: Bỏ thuốc lá, không sử dụng thuốc lá, tránh xa khói thuốc, những người hút thuốc lá để ngừa dị ứng 
  • Dùng khẩu trang: Để hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn gây dị ứng luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Thông báo tình trạng dị ứng với bác sĩ: Nếu bị dị ứng thuốc lá, nên thông báo cho bác sĩ để nhận được tư vấn, làm xét nghiệm và điều trị kiểm soát bệnh.
  • Tránh sản phẩm tương tự thuốc lá: Nếu dị ứng thuốc lá cần tránh loại thuốc có thành phần tương tự để không bị dị ứng như thuốc lá điện tử, thuốc lào.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống: Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tay chân đặc biệt là khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ngoài ra vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối định kỳ, dùng máy lọc không khí để có môi trường sống trong lành, ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng.
  • Tăng cường đề kháng cơ thể: Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại những tác nhân dị ứng hiệu quả. Bởi vậy cần cải thiện đề kháng cơ thể từ bên trong với chế độ ăn đủ chất, lành mạnh (ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa vitamin C, kẽm, probiotic, Omega 3). Ngoài ra nên ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái.

Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng dị ứng thuốc lá, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn điều trị dị ứng, các bệnh lý ngoài da với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *