Dị ứng sứa biển là tình trạng nhiều người gặp phải, khiến da tổn thương, mẩn ngứa thậm chí sốc phản vệ nếu không xử lý đúng cách. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng tránh dị ứng sứa biển qua bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Dị ứng sứa biển là như thế nào?
Dị ứng sứa biển là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể gây với các thành phần trong sứa biển, bao gồm cả chất độc từ xúc tu và các protein có trong thịt sứa. Tình trạng dị ứng sứa biển xảy ra theo hai hình thức chính gồm tiếp xúc ngoài da với sứa khi bơi vào và dị ứng khi ăn sứa.
II. Nguyên nhân gây dị ứng sứa biển
Nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng này xảy ra có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với độc tố từ xúc tu sứa: Xúc tu sứa chứa Nematocyst, khi tiếp xúc với da sẽ kích thích giải phóng các độc tố gây bỏng rát, đau nhức nếu không được xử lý kịp thời.
- Chế biến sứa không đúng cách: Chế biến sứa không đúng cách, sơ chế và làm sạch không kỹ khiến những độc tố ở xúc tu chưa được làm sạch hoàn toàn rất dễ gây dị ứng, ngộ độc.
- Phản ứng với protein trong thịt sứa: Một số người có hệ miễn dịch nhạy cảm sẽ phản ứng với protein lạ trong sứa biển, gây ra các phản ứng dị ứng.
- Người có cơ địa nhạy cảm: Một số người có tiền sử dị ứng hải sản, cơ địa nhạy cảm dễ phản ứng quá mức khi ăn hoặc tiếp xúc với sứa.
III. Dấu hiệu nhận biết dị ứng với sứa biển
Nhận biết sớm triệu chứng dị ứng sứa biển giúp mọi người điều trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng sứa biển:
1, Khi tiếp xúc ngoài da
Khi tiếp xúc ngoài da sứa biển sẽ gây ra những triệu chứng dị ứng điển hình đó là:
- Đau nhói, bỏng rát dữ dội như bị kim châm hoặc bỏng.
- Vùng da tiếp xúc bị sưng đỏ, xuất hiện các vệt ban đỏ
- Nổi bọng nước chứa dịch
- Nhiễm độc tố sứa khiến da hoại tử nếu không được xử lý kịp thời
2, Khi ăn sứa
Sau khi ăn sứa nếu bị dị ứng sẽ có các triệu chứng dưới đây:
- Phản ứng trên da: Nổi mẩn đỏ trên da, ngứa và đau rát
- Phản ứng hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng
- Phản ứng hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, nghẹt thở, thở khò khè, sưng họng
- Triệu chứng khác: Sưng rát lưỡi, chóng mắt, đau đầu, tức ngực, đổ mồ hôi, cơ thể tím tái.
TÌM HIỂU THÊM: Dấu hiệu dị ứng khi ăn côn trùng
IV. Dị ứng sứa biển có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm khi bị dị ứng sứa phụ thuộc vào loại sứa, diện tích da tiếp xúc, lượng độc tố và cơ địa của người bị dị ứng. Khi tiếp xúc với sứa thông thường có thể gây đau rát, phát ban, châm chích dữ dội nhưng sẽ thuyên giảm sau khi sơ cứu đúng cách.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp dị ứng sứa biển không kịp thời cấp cứu và điều trị có thể gây co giật, tụt huyết áp, thậm chí ngừng thở. Chính vì thế, khi có các triệu chứng dị ứng với sứa mọi người cần nhanh chóng theo dõi và xử lý kịp thời.
V. Ai không nên ăn sứa để tránh bị dị ứng?
Sứa biển là món ăn ngon và chứa nhiều dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng ăn được bởi có nguy cơ cao gây dị ứng. Cụ thể các đối tượng bao gồm:
- Người có tiền sử dị ứng với hải sản, đặc biệt là tôm, cua, mực,…
- Người bị viêm da cơ địa, hen suyễn, mề đay mạn tính
- Người có thể trạng ốm yếu, suy giảm miễn dịch
- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai/cho con bú
- Những người có thể trạng ốm yếu, suy giảm miễn dịch rất dễ dị ứng sứa biển.
- Người mắc bệnh lý nền, bệnh mãn tính về gan, huyết áp.
VI. Cách xử lý khi bị dị ứng sứa biển
Sau khi nhận biết được những triệu chứng dị ứng sứa biển thì mọi người cần nhanh chóng sơ cứu và điều trị đúng cách. Dưới đây là gợi ý cách xử lý khi dị ứng sứa biển để mọi người tham khảo:
1. Khi bị sứa chạm vào da
Chạm vào sứa và nổi mề đay, dị ứng mọi người xử lý như sau:
- Rời khỏi nước, rửa vùng tiếp xúc bằng nước biển: Ra khỏi vùng có sứa, dùng nước biển hoặc nước muối sinh lý để rửa vùng da tiếp xúc, chú ý không dùng nước ngọt.
- Loại bỏ xúc tu nếu còn bám trên da: Sử dụng nhíp, găng tay cẩn thận lấy xúc tu sứa chứa độc tố còn bám trên da. Chú ý không dùng tay trần bởi dễ dính nọc sứa khiến độc tố lây lan sang những vùng da khác và gây dị ứng.
- Chườm lạnh: Sử dụng khăn sạch bọc đá hay túi chườm lạnh để chườm lên vùng da dị ứng sứa biển trong 20 phút giảm đau và sưng ngứa.
- Dùng thuốc bôi: Dùng kem bôi chứa chứa Lidocaine hoặc Benzocaine giúp hạn chế tình trạng dị ứng sưng tấy lan rộng để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Lưu ý sử dụng đúng chỉ định, tư vấn từ dược sĩ để tránh tác dụng phụ, đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Đến cơ sở y tế: Nếu tình trạng dị ứng, vết thương do chạm vào sứa biển không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng gây sưng đau dữ dội, mưng mủ,… cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
2. Khi bị dị ứng sau khi ăn sứa
Dị ứng sau khi ăn sứa biển cần xử lý điều trị đúng cạc tránh biến chứng nặng nguy hiểm, chi tiết như sau:
- Ngừng ăn ngay lập tức và loại bỏ thực phẩm đã ăn: Ngay sau khi có dấu hiệu dị ứng nên ngừng ăn sứa, kích thích nôn món ăn chứa sứa để giảm các dấu hiệu dị ứng.
- Chườm nóng: Nhúng khăn sạch vào nước nóng chườm trên vùng da dị ứng, nổi mẩn đỏ để giảm ngứa, sưng phù.
- Uống thuốc kháng histamin: Nếu các triệu chứng nhẹ như ngứa, nổi mề đay, bác sĩ chỉ định uống các loại thuốc kháng histamin để làm giảm phản ứng.
- Thuốc Corticoid: Trong trường hợp phản ứng viêm nặng, bác sĩ chỉ định thuốc uống hoặc bôi chứa Corticoid để kiểm soát tình trạng.
- Tiêm Epinephrine: Dùng khi dị ứng sứa biển nghiêm trọng, có dấu hiệu sốc phản vệ, cần tiêm Epinephrine ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng như sưng tấy, khó thở, tụt huyết áp, sốc.
Lưu ý khi điều trị dị ứng do ăn sứa cần dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng. Ngoài ra nếu cơ địa dị ứng nên mang theo thuốc uống Histamin, bút tiêm Epinephrine tự động bên người để phòng ngừa dị ứng.
VII. Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng với sứa biển
Dị ứng sứa biển hoàn toàn dễ dàng phòng ngừa được để đảm bảo an toàn cho cơ thể, tránh nguy cơ dị ứng. Gợi ý cho mọi người cách phòng ngừa dị ứng sứa biển như sau:
- Tránh tiếp xúc với sứa biển, không bơi ở vùng có sứa, không sờ chạm vào sứa, dùng đồ bảo hộ khi bơi ở biển.
- Không ăn các món ăn chế biến từ sứa.
- Luôn mang theo thuốc dị ứng bên người (thuốc kháng histamin, corticosteroid, bút tiêm tự động Epinephrine)
- Biết cách tự sơ cứu khi bị sứa biển đốt (rửa sạch da với nước muối sinh lý, không dùng nước ngọt)
- Thăm khám da liễu định kỳ để kiểm soát các bệnh lý dị ứng, giảm nguy cơ dị ứng sứa.
- Cải thiện miễn dịch làn da và cơ thể bằng việc ăn đủ chất, tăng cường trái cây chứa vitamin C, rau xanh, ăn thực phẩm chứa kẽm, thực phẩm lên men, uống đủ nước cho cơ thể. Ngoài ra nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ nhiều đường, dầu mỡ khiến da khô yếu, dễ bị dị ứng
- Ngủ nghỉ điều độ, kiểm soát căng thẳng để sức đề kháng làn da và cơ thể được cải thiện.
Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về cách chữa và phòng ngừa dị ứng sứa biển. Nếu có nhu cầu tư vấn và điều trị các bệnh dị ứng ngoài da cùng đội ngũ thạc sĩ bác sĩ đầu ngành liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội