Dị ứng Lactose là tình trạng khá phổ biến liên quan đến quá trình tiêu hóa sữa. Vậy nguyên nhân gây ra do đâu? Điều trị cải thiện thế nào? Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về tình trạng trên qua bài viết sau.
I. Dị ứng Lactose là gì?
Lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa của động vật có vú, được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn là glucose và galactose. Nhiều người thường nhầm lần dị ứng lactose thành dị ứng sữa bò nhưng thực tế đây là tình trạng không dung nạp lactose.
Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa gặp khó khăn khi hoặc không thể tiêu hóa do thiếu enzyme Lactase. Enzyme Lactase có nhiệm vụ phân hủy Lactose thành đường đơn giản để cơ thể dễ hấp thụ. Bởi vậy khi loại enzyme này đi vào cơ thể sẽ không tiêu hóa được hoàn toàn Lactose trong ruột non và gây ra những triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.
II. Các tình trạng không dung nạp Lactose phổ biến
Hiện nay có nhiều tình trạng không dung nạp Lactose phổ biến. Dưới đây là 3 loại không dung nạp Lactose và dấu hiệu điển hình được phân loại dựa trên nguyên nhân cũng như thời điểm xuất hiện:
1, Không dung nạp Lactose nguyên phát
Tình trạng không dung nạp Lactose nguyên phát xảy ra phổ biến nhấtm, xảy ra khi lượng lactase giảm dần theo tuổi tác. Với những người gặp tình trạng này có thể dung nạp sữa khi còn nhỏ nhưng mất khả năng này khi trưởng thành.
2, Không dung nạp Lactose thứ phát
Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc ruột non bị tổn thương, làm giảm hoặc ngừng sản xuất enzyme lactase. Tình trạng này thường là tạm thời và có thể cải thiện được khi nguyên nhân gây tổn thương ruột được điều trị. Những bệnh lý liên quan tới không dung nạp Lactose thứ phát thường là nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn (viêm ruột xuyên thành mãn tính), bệnh Celiac (không dung nạp Gluten gây viêm niêm mạc).
3, Không dung nạp Lactose bẩm sinh hoặc phát triển
Tình trạng này có thể xảy ra nhưng hiếm gặp, ít khi trẻ sinh ra đã thiếu Lactase gây tình trạng không dung nạp Lactose. Rối loạn này có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuy nhiên theo dạng di truyền hiếm gặp với cơ chế gen lặn (cả bố và mẹ đều phải có gen bệnh truyền cho trẻ thì trẻ mới ảnh hưởng). Một số trẻ sinh non cũng không dung nạp Lactose vì cơ thể không sản sinh đủ lượng Lactase.
III. Triệu chứng của tình trạng bất dung nạp Lactose
Dị ứng Lactose có những triệu chứng rất dễ nhận biết ngay sau khi uống sữa từ 30 phút đến 2 tiếng như:
- Tiêu chảy: Phân lỏng, nhiều nước kéo dài
- Chướng hơi, đầy bụng: Bụng căng tức, khó chịu và khó tiêu hóa
- Đau bụng: Bụng đau quặn, thường đau vùng bụng dưới
- Nôn, buồn nôn: Tình trạng này đôi khi xảy ra
- Bụng có nhiều hơi: Bụng sôi và xì hơi rất khó chịu.
IV. Nguyên nhân khiến trẻ bị không dung nạp Lactose
Nguyên nhân dị ứng Lactose đó là do ruột non không đủ enzyme Lactase để tiêu hóa đường trong sữa. Thông thường Lactase sẽ biến đường sữa trở thành đường đơn và hấp thụ qua ruột. Nếu thiếu Lactase thì đường Lactose sẽ di chuyển vào ruột kết, vi khuẩn bình thường sẽ không tiêu hóa được loại đường này gây ra tình trạng không dung nạp Lactose.
Ngoài nguyên nhân chính, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải như:
- Xuất hiện rõ rệt ở độ tuổi trưởng thành
- Người châu Á, người gốc Phi, người Mỹ bản địa và người gốc Tây Ban nha có nguy cơ cao hơn đáng kể.
- Trẻ sinh non.
- Bị bệnh lý liên quan đến ruột non như bệnh Crohn, bệnh Celiac, vi khuẩn phát triển quá mức
- Do quá trình điều trị ung thư như xạ trị ung thư dạ dày, hóa trị gây biến chứng đường ruột.
V. Những thực phẩm gây ra triệu chứng không dung nạp Lactose
Một số thực phẩm gây ra tình trạng không dung nạp Lactose mà mọi người nên lưu ý khi nạp vào cơ thể đó là:
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa đặc, sữa bột, bơ, phô mai, kem tươi, các loại kẹo sữa….
- Bánh ngọt, bánh nướng: Các loại bánh chứa thành phần bơ sữa, phô mai, sữa đặc…
- Nước sốt: Những loại nước sốt kem, nước sốt thông thường cũng có thể chứa đường Lactose
- Thuốc điều trị: Trong một số loại thuốc cũng chứa Lactose, mọi người nên tham khảo tư vấn dược sĩ/bác sĩ trước khi sử dụng.
VI. Cách chẩn đoán tình trạng dị ứng Lactose
Việc chẩn đoán dị ứng Lactose cần thực hiện sớm để phát hiện bệnh nhanh chóng, kịp thời điều trị. Dưới đây là những cách chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay:
- Xét nghiệm hơi thở hydro: Xét nghiệm thực hiện sau khi uống dung dịch Lactose. Nếu cơ thể không tiêu hóa được lactose, vi khuẩn ruột già sẽ lên men và tạo ra khí hydro. Sau đó đo lượng hydro trong hơi thở để xác định được mức độ không dung nạp Lactose cao hay thấp.
- Xét nghiệm đường huyết: Sau khi uống dung dịch Lactose, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để đo lượng Glucose trong máu. Nếu lượng đường trong máu không tăng thì do cơ thể không dung nạp và tiêu hóa Lactose đúng cách.
- Xét nghiệm độ axit của phân: Xét nghiệm này thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phân có tính axit cao là dấu hiệu của bất dung nạp lactose
VII. Cách khắc phục tình trạng bất dung nạp Lactose
Để khắc phục tình trạng bất dung nạp lactose, mọi người cần giúp cơ thể tiêu hóa được đường sữa hoặc kiểm soát được các triệu chứng khó chịu. Theo đó, có một số cách như sau:
- Bổ sung enzyme Lactase: Đây là giải pháp tối ưu nhất vì hầu hết người không dung nạp lactose không tự sản xuất đủ enzyme này. Nên sử dụng các chất bổ sung Lactase dưới dạng viên nén hoặc giọt trước khi ăn thực phẩm chứa lactose.
- Tiềm năng của vi khuẩn axit lactic: Nhiều nghiên cứu đang thử nghiệm về tiềm năng của vi khuẩn axit lactic. Loại vi khuẩn này có thể chuyển hóa lactose thành axit lactic, thay vì tạo ra khí gas gây đầy hơi. Mọi người nên bổ sung dưới dạng probiotic kết hợp prebiotic để cải thiện đáng kể tình trạng
VIII. Chế độ dinh dưỡng cho người bị dị ứng Lactose
Với người bị dị ứng với Lactose thì chế độ ăn cũng rất quan trọng nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả. Gợi ý chế độ dinh dưỡng tốt cho người không dung nạp Lactose như sau:
- Thực phẩm cần tránh: Sữa động vật có vú, điển hình là sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò. Đồng thời cũng tránh bánh ngọt, kẹo sữa, một số loại bánh mì, ngũ cốc ăn sáng hoặc thịt chế biến sẵn.
- Thực phẩm thay thế và nguồn bổ sung dinh dưỡng: Nên ưu tiên các loại sữa tươi không lactose, phô mai cứng và sữa từ thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành,… Ngoài ra, nên ăn thực phẩm chứa nguồn canxi, vitamin D và probiotic dồi dào như rau xanh đậm, đậu phụ, cá béo, lòng đỏ trứng,…
IX. Cách phòng ngừa và kiểm soát tình trạng bất dung nạp Lactose
Dị ứng Lactose gây ra những triệu chứng rất khó chịu bởi vậy cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả. Một số cách phòng ngừa bệnh để mọi người tham khảo đó là:
- Hạn chế việc tiêu thụ chế phẩm từ sữa bò, bánh kem, sữa chua, kem tươi. Ngoài ra cần xem xét kỹ bảng thành phần sản phẩm chế biến sẵn để tránh lactose dạng phụ gia
- Thay thế sữa bò bằng sữa hạt, sữa đậu nành, sữa gạo để bổ sung canxi và vitamin D
- Bổ sung enzyme Lactase cho cơ thể trước khi uống các chế phẩm từ sữa bò.
- Bổ sung Probiotic để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện khả năng dung nạp Lactose
- Uống sữa và ăn thành nhiều bữa hàng ngày để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu do bất dung nạp Lactose.
- Theo dõi tình trạng dị ứng Lactose và cập nhật với bác sĩ, nếu dấu hiệu bệnh ngày càng nặng thì nên thăm khám kịp thời với bác sĩ.
- Nếu đang sử dụng những thuốc điều trị hoặc uống enzyme Lactase thì cần dùng đúng liều lượng và chỉ định từ bác sĩ, không được bỏ hoặc tự ý thay đổi liều lượng.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm rau xanh, thực phẩm chứa nhiều canxi (cá, đậu, các loại hạt) để ngừa thiếu chất do không dùng sữa bò.
X. Giải đáp một số câu hỏi liên quan
Có rất nhiều những thắc mắc của khách hàng xung quanh việc dị ứng Lactose. Tham khảo ngay những giải đáp chi tiết của chuyên gia dưới đây:
1, Tình trạng không dung nạp Lactose có tự khỏi không?
Tình trạng không dung nạp Lactose không tự khỏi hoàn toàn tuy nhiên dễ dàng kiểm soát qua chế độ ăn tránh sữa bò, chế phẩm từ sữa cùng nhiều phương pháp hỗ trợ khác. Một số ít người sẽ dung nạp Lactose trở lại nếu biết cách cải thiện đường ruột, ngừng tiêu thụ sản phẩm từ sữa trong một thời gian.
2, Bất dung nạp Lactose có nguy hiểm không?
Bất dung nạp Lactose không phải tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, chủ yếu là người lớn gây đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, cơ thể thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tinh thần.
3, Không dung nạp Lactose có giống dị ứng thực phẩm không?
Không dung nạp Lactose và dị ứng thực phẩm là hai tình trạng khác nhau. Dị ứng thực phẩm là những phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi ăn thực phẩm chứa chất gây dị ứng. Trong khi đó không dung nạp Lactose là do cơ thể thiếu đi enzyme Lactase khiến việc tiêu hóa đường Lactose trong sữa khó khăn.
Dị ứng Lactose là tình trạng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Bởi vậy người bệnh cần kiểm soát tình trạng dị ứng Lactose để bệnh không nặng hơn. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 nếu có nhu cầu tư vấn thăm khám và điều trị các bệnh lý dị ứng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội