Tổng hợp 5 cách chữa dị ứng hải sản ngăn ngừa biến chứng

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
cách chữa dị ứng hải sản

Hải sản là thực phẩm chứa lượng dưỡng chất dồi dào nhưng cũng là thủ phạm gây ra kích ứng ở nhiều người. Do đó, cách chữa dị ứng hải sản được mọi người tìm kiếm để kịp thời khắc phục triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa chuyển biến nghiêm trọng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết cách thực hiện qua bài viết sau.

I. Nhận biết triệu chứng dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi cơ thể hấp thụ protein từ các loại thực phẩm như cua, mực, tôm, sò, ngao,… Triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc ngay lập tức tùy vào cơ địa mỗi người với các mức độ khác nhau, trong đó: 

  • Mức độ nhẹ: Da nổi mề đay, phát ban đỏ, ngứa ngáy kèm cảm giác châm chích ở môi, lưỡi, họng hoặc có cảm giác khó chịu ở bụng, buồn nôn và chảy nước mắt, nước mũi.
  • Mức trung bình: Dị ứng hải sản gây sưng mắt và phù nề ở các vị trí như môi, lưỡi hay cổ họng. Một số trường hợp còn đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần và tiêu chảy kéo dài kèm cảm giác nóng rát vùng bụng, ngực.
  • Sốc phản vệ: Đây là mức độ triệu chứng nghiêm trọng cần cấp cứu y tế khẩn cấp với biểu hiện khó thở, tức ngực, da tái xanh và lơ mơ, bất tỉnh khi mạch đập yếu, thậm chí còn không nói được và co cứng toàn thân.

biểu hiện dị ứng hải sản

II. Cách chữa dị ứng hải sản nhanh nhất tại nhà

Dưới đây là tổng hợp các cách chữa dị ứng hải sản tức thì mà mọi người nên ghi nhớ để kịp thời xử lý, tránh trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng: 

1. Ngừng ăn hải sản ngay lập tức

Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mọi người cần dừng ăn các loại hải sản nghi ngờ gây dị ứng, kể cả khi mới ăn lượng ít. Đây là cách xử lý khi bị dị ứng hải sản quan trọng và cần thực hiện đầu tiên. 

Trong trường hợp mới ăn hải sản và xuất hiện phát ban dị ứng sau vài phút, mọi người có thể cân nhắc gây nôn để loại bỏ thức ăn ra ngoài, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến các biểu hiện nặng nề hơn. 

KHÔNG NÊN BỎ QUA: Dị ứng hải sản nên kiêng gì?

2. Biện pháp giảm ngứa trên da

Để làm dịu mẩn đỏ và ngứa rát khó chịu, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau: 

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn vải thấm nước lạnh hoặc gel lạnh chuyên dụng để chườm nhẹ lên vùng da xuất hiện triệu chứng dị ứng giúp làm mát và giảm ngứa ngáy tức thì.
  • Tắm nước mát: Vệ sinh cơ thể bằng nước mát nhưng không quá lạnh để làn da được thoải mái, giảm châm chích và hạn chế vi khuẩn tấn công.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Lựa chọn các loại kem dưỡng không chứa chất bảo quản, không mùi hương liệu, không chứa cồn và corticoid để cấp ẩm cho da tức thì, tránh khô ráp, bong tróc.
  • Tránh gãi hoặc chà xát: Tuyệt đối không tác động lực mạnh lên da, gãi, cạy khiến da thêm tổn thương nghiêm trọng, nhiễm trùng và dị ứng lan rộng nhanh chóng.

không gãi chà xát da

3. Bổ sung nước hỗ trợ thải độc

Cơ thể cần được thanh lọc và thải bỏ độc tố cùng protein từ hải sản gây dị ứng nhanh chóng, do đó mọi người hãy uống nhiều nước để quá trình này diễn ra ổn định, thuận lợi. Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung thêm một số thức uống khác để cải thiện triệu chứng dị ứng như:

  • Mật ong: Đặc tính chống viêm, chữa lành vết thương của mật ong giúp giảm mẩn đỏ, phát ban khi dị ứng hải sản nhanh chóng. Khi pha cùng nước ấm còn hỗ trợ ức chế giải phóng histamin nhờ acid gallic tự nhiên.
  • Gừng: Loratadin trong gừng có tác dụng giải độc tố, ngăn chặn histamin giúp cải thiện hệ miễn dịch ổn định và mang lại hiệu quả xử lý dấu hiệu dị ứng an toàn.
  • Chanh: Lượng vitamin C dồi dào có khả năng tăng cường đề kháng da chống viêm nhiễm và chữa lành tổn thương trên da, đồng thời còn giảm triệu chứng chảy nước mắt, hắt hơi khi bị dị ứng.
  • Trà hoa cúc: Apigenin, Chamazulene có tính chống oxy hóa khỏe mạnh, kháng viêm an toàn và thúc đẩy tái tạo mô da bị tổn thương, đồng thời giảm ngứa, làm dịu hệ tiêu hóa giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Lưu ý khi dùng các nguyên liệu trên cần cân nhắc kỹ và tránh thành phần gây dị ứng. Đặc biệt, mọi người chỉ nên uống chanh tươi sau khi ăn no và mỗi ngày một lần để tránh ảnh hưởng đến dạ dày do hàm lượng axit cao.

4. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Trong trường hợp dị ứng hải sản có triệu chứng lan rộng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mọi người cần kết hợp sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn để kiểm soát tình trạng dị ứng hiệu quả:

  • Thuốc tiêu hóa: Men vi sinh, men tiêu hóa, các loại thuốc giảm đau bụng như Spasmaverine giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt phù hợp với tình trạng đầy hơi, đau bụng quặn và tiêu chảy.
  • Thuốc chữa dị ứng: Thuốc kháng histamin gồm Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin cùng thuốc bôi chứa corticoid, kem dưỡng làm dịu có kẽm oxit hoặc calamine để hồi phục da, giảm ngứa ngáy, chảy nước mắt, sổ mũi. Thuốc cần được dùng đúng, đủ liều dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

các loại thuốc chống dị ứng

Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng tại nhà: 

  • Tuyệt đối không tự ý mua và dùng corticoid liều mạnh, thuốc kháng sinh gây phản ứng phụ, làm nặng thêm tình trạng dị ứng 
  • Người có tiền sử bệnh lý nền như tim mạch, gan thận, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ bị dị ứng hải sản cần được thăm khám, theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn
  • Không sử dụng thuốc lên vùng da có tổn thương hở, trầy xước và không dùng corticoid kéo dài trên 7 ngày hoặc ngưng thuốc giữa chừng mà chưa có chỉ định từ bác sĩ 

5. Một số lưu ý khác

Để hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng và ổn định, mọi người nên kết hợp việc sử dụng thuốc, chế độ chăm sóc da cùng lối sống sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh: 

  • Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể có thời gian hồi phục và tăng cường sức đề kháng
  • Tránh căng thẳng và lo âu vì yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dị ứng
  • Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
  • Hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh làm kích thích phản ứng dị ứng
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để không làm tình trạng dị ứng nặng thêm
  • Ghi lại nhật ký thực phẩm chi tiết để theo dõi các phản ứng của cơ thể và tìm ra nguyên nhân
  • Luôn mang theo thuốc cấp cứu được bác sĩ kê đơn, đặc biệt nếu có tiền sử sốc phản vệ
  • Thông báo rõ ràng về tình trạng dị ứng của mình cho người thân và bạn bè
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển và điều chỉnh phác đồ điều trị

thăm khám bác sĩ định kỳ

III. Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay lập tức?

Các triệu chứng dị ứng hải sản có thể nhanh chóng biến mất nếu được xử lý đúng cách với chế độ chăm sóc toàn diện tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp các dấu hiệu cảnh báo sau đấy, mọi người cần gặp bác sĩ ngay lập tức: 

  • Xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, bị sốc phản vệ cần cấp cứu 
  • Dấu hiệu dị ứng trên da không thuyên giảm sau 1 tuần dù đã sử dụng thuốc và có xu hướng trở nặng hơn như da sưng tấy, cảm giác ớn lạnh, đau bụng dữ dội, sốt cao 
  • Những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần thăm khám sớm 

IV. Da dị ứng do hải sản nên khám và điều trị ở đâu?

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ điều trị dị ứng hải sản nói riêng và các tình trạng dị ứng da nói chung an toàn, hiệu quả được đông đảo khách hàng tin tưởng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Là cơ sở điều trị da liễu uy tín, an toàn được cấp phép bởi Sở Y Tế
  • Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi 
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thăm khám, xét nghiệm dị ứng và tư vấn điều trị theo phác đồ cá nhân hóa
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị dị ứng

phòng khám 11 hoàng cầu

V. Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản

Việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe làn da và tổng quát: 

  • Tránh tiêu thụ các loại hải sản đã từng gây dị ứng, tuyệt đối không ăn lại dù với lượng nhỏ 
  • Đọc kỹ các thành phần của thực phẩm khi đã được chế biến sẵn để tránh trường hợp chứa dị nguyên 
  • Xét nghiệm dị ứng để xác định dị nguyên từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp 
  • Với các loại hải sản lần đầu ăn, hãy thử một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng cơ thể 
  • Ưu tiên ăn chín, uống sôi do protein gây dị ứng thường có ở hải sản sống trong các món gỏi, sushi, sashimi 
  • Luôn mang theo bút tiêm Epinephrine (Adrenaline) khi đi ăn bên ngoài nếu có tiền sử sốc phản vệ 
  • Kết hợp các phương pháp tăng cường đề kháng tự nhiên cho cơ thể qua lối sống, dinh dưỡng hàng ngày 
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ 

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách chữa dị ứng hải sản giúp mọi người dễ dàng áp dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Để được điều trị dị và kiểm soát tình trạng dị ứng một cách hiệu quả, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn từ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *