Mụn rộp ở môi là bệnh lý truyền nhiễm khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát gây mất tự tin, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Liệu bệnh lý này có nguy hiểm không? Nguyên nhân và hướng điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu thêm về bệnh lý mụn rộp môi trong bài viết này của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Mụn rộp ở môi là như thế nào?
Mụn rộp ở môi hay còn được biết đến là viêm môi Herpes , bệnh lý này rất dễ lây lan từ khu vực này sang khu vực khác của cơ thể. Bệnh dễ nhận biết với dấu hiệu điển hình nổi những mụn nước trên nền môi viêm đỏ. Những nốt mụn phồng rộp này sau đó sẽ khô, chuyển sang màu vàng nhạt và bong đi lớp vảy. Ngoài những triệu chứng này bệnh còn có thêm những dấu hiệu khác như:
- Môi miệng đau nhức ở vị trí nổi mụn nước, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
- Nổi mụn nước ở môi có kèm sốt
- Người bệnh bị đau họng, hạch cổ sưng
- Trẻ nhỏ chảy nước dãi nhiều bất thường.
II. Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp ở môi
Nguyên nhân chính gây ra mụn rộp ở môi đó là do virus Herpes Simplex (HSV), virus này có 2 chủng đó là HSV-1 và HSV-2. Hai chủng này khi xâm nhập vào cơ thể đều gây ra những nốt mụn nước, vết loét ở môi miệng và bộ phận sinh dục. Virus HSV lây lan khi mọi người tiếp xúc gần với các tổn thương mụn rộp từ người bị bệnh.
Mặc dù những triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm, tự khỏi tuy nhiên virus HSV không thể loại bỏ hết khỏi cơ thể nếu không điều trị. Khi cơ thể miễn dịch kém, có bệnh lý về răng miệng, stress virus HSV sẽ tiếp tục phát triển và gây tái phát mụn rộp ở môi.
THÔNG TIN LIÊN QUAN: Mụn rộp ở môi có nguy hiểm không?
III. Con đường lây nhiễm mụn rộp ở môi
Mụn rộp ở môi là bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây qua những con đường đó là:
- Qua vết loét, nốt mụn rộp trên cơ thể người bị bệnh.
- Qua chất dịch từ những người bị bệnh khi dùng chung vật dụng cá nhân, tiếp xúc gần qua đường nước bọt (hôn, quan hệ bằng miệng)
IV. Gợi ý cách điều trị mụn rộp ở môi hiệu quả, an toàn
Có rất nhiều những phương pháp điều trị mụn rộp ở môi hiệu quả, an toàn. Tùy tình trạng bệnh, nguyên nhân mắc bệnh, bệnh mới khởi phát hay tái phát mà mọi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Mọi người nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ điều trị để có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài cách điều trị phổ biến nhất:
1. Dùng thuốc bôi (không cần kê đơn)
Các loại thuốc bôi, thuốc mỡ trị mụn rộp ở môi sẽ có tác dụng giảm đau ngứa, giúp vết mụn rộp nhanh lành hiệu quả, kiểm soát tình trạng bệnh. Những sản phẩm thuốc bôi trị mụn rộp thường dùng phổ biến nhất đó là:
- Thuốc bôi Acyclovir 1% giúp ngừa sự phát triển của virus gây mụn rộp ở môi Herpes, giảm đau hiệu quả. Thuốc sẽ nóng nhẹ khi bôi tuy nhiên đây là hiện tượng rất bình thường
- Thuốc bôi Penciclovir trị mụn rộp ở môi hiệu quả, chỉ cần dùng 2 lần/ngày sáng và tối giúp vết mụn mau khô, bong ra tự nhiên. Lưu ý thuốc khi bôi sẽ châm chích nhẹ và chỉ được sử dụng cho người trên 12 tuổi
2. Dùng thuốc kháng virus (kê đơn)
Các sản phẩm thuốc kháng virus chỉ phù hợp dùng khi mới khởi phát bệnh, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa, nóng khi bị mụn rộp môi. Thuốc giúp ức chế và ngăn ngừa virus Herpes phát triển, tuy nhiên sẽ có một vài tác dụng phụ. Một số loại thuốc kháng virus trị mụn rộp ở môi đó là:
- Thuốc Denavir nằm trong nhóm thuốc kháng virus, khi sử dụng sẽ ngăn ngừa virus phát triển. giúp các vết loét do Herpes môi nhanh lành, thuyên giảm tình trạng ngứa và đau rát hiệu quả. Mặc dù vậy loại thuốc này không giúp ngừa tái phát bệnh.
- Thuốc Abreva với thành phần chính Docosanol ngừa virus Herpes phát triển, xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Lưu ý thuốc chỉ điều trị được mụn rộp do virus HSV gây ra, không phù hợp với tình trạng mụn rộp môi do virus khác.
V. Cách phòng ngừa tình trạng mụn rộp ở môi
Để không bị mụn rộp ở môi mọi người cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả. Dưới đây là một số cách phòng ngừa mụn rộp trên môi mọi người nên áp dụng:
- Vệ sinh mặt, cơ thể sạch sẽ hàng ngày, đảm bảo làn da và vùng môi luôn được khô thoáng, dưỡng ẩm đủ.
- Không tiếp xúc gần với những người mắc Herpes môi, người có vết loét mụn rộp trên miệng, môi, khu vực sinh dục
- Không để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Mọi người nên dùng son dưỡng có chống nắng để bảo vệ môi
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng nguy cơ phát triển mụn rộp như socola, gelatin hay các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hướng dương,…)
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm, dao cạo, bàn chải đánh răng.
- Thăm khám với bác sĩ da liễu kịp thời nếu nghi ngờ lây nhiễm virus Herpes gây mụn rộp trên môi.
Những thông tin chia sẻ trong bài viết này về bệnh lý mụn rộp ở môi hy vọng đã giúp mọi người nhận biết dấu hiệu bệnh, có cách điều trị và phòng ngừa phù hợp. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn trị mụn rộp môi dứt điểm cùng các bệnh lý da liễu khác với bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.