Những loại sẹo xấu thường gặp và phương pháp điều trị hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
sẹo xấu

Sẹo xấu là khuyết điểm trên da khiến không ít người tự ti, phiền muộn bởi nó gây ảnh hưởng xấu tới ngoại hình, đặc biệt khi xuất hiện tại những vị trí dễ thấy như mặt, tay, chân,… Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết thông tin về loại sẹo này cũng như phương pháp điều trị hiệu quả qua bài viết sau.

I. Sẹo xấu là như thế nào?

Sẹo xấu là những loại sẹo hình thành sau khi gặp tổn thương trên da (tai nạn, phẫu thuật, mụn trứng cá viêm…) nhưng da không thể chữa lành, khôi phục trạng thái ban đầu và gây mất thẩm mỹ cho người gặp tình trạng này. Những loại sẹo xấu thường gặp đó là:

  • Sẹo lồi: Mô sẹo cứng nổi trên bề mặt, do collagen tăng sinh quá mức trong quá trình chữa lành tổn thương. 
  • Sẹo lõm: Đây là loại sẹo có kết cấu là các hố, rãnh sâu, nằm thấp hơn vùng da xung quanh.
  • Sẹo phì đại: Vết sẹo dày nhô lên trên da, có thể gây ngứa, khó chịu khi chạm vào.
  • Sẹo co kéo: Là loại sẹo hình thành khi da bị mất hoặc phá hủy trên một vùng lớn, da xung quanh vết sẹo nhăn nheo và kéo vào trong dẫn đến khó khăn khi cử động.

vết sẹo co rút

II. Nguyên nhân hình thành vết sẹo xấu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự hình thành vết sẹo xấu, trong đó phổ biến là:

  • Da gặp tổn thương nặng: Những vết thương để lại sau tai nạn, phẫu thuật, bỏng… khiến da bị tổn thương sâu và dẫn đến nguy cơ hình thành sẹo xấu.
  • Viêm nhiêm: Những tổn thương nhẹ hơn như mụn trứng cá, thủy đậu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây ra viêm nhiễm kéo dài, khi hồi phục sẽ để lại vết sẹo kém thẩm mỹ.
  • Yếu tố cơ địa: Những người vốn có cơ địa dễ để lại sẹo, làn da dữ hoặc mắc các bệnh lý nền khi gặp các tổn thương trên da thì khả năng cao gặp tình trạng sẹo xấu.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Trong thời gian da có tổn thương, việc nạp vào cơ thể những thực phẩm dễ gây sẹo như rau muống, thịt bò, đồ nếp,… là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên những loại sẹo xấu.

III. Ảnh hưởng của sẹo xấu đến thẩm mỹ và tâm lý

Sự xuất hiện của sẹo xấu gây ra nhiều ảnh hưởng, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn tác động sâu sắc đến tâm lý của người bị sẹo. Trong đó:

  • Về mặt thẩm mỹ: Sự tồn tại của vết sẹo xấu, đặc biệt là sẹo ở những vị trí khó giấu như trên mặt, cánh tay, chân làm giảm vẻ đẹp của làn da. Chúng khiến da thay đổi màu sắc, kết cấu, nhiều vết sẹo xấu cũng khó che giấu ngay cả khi trang điểm.
  • Tâm lý người bị sẹo: Người có sẹo xấu thường tự ti khi giao tiếp với người khác, thậm chí lo âu căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

sẹo xấu gây tự ti

IV. Tổng hợp cách chữa sẹo xấu hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa sẹo xấu được áp dụng để phù hợp với từng loại sẹo cụ thể như sau:

1. Với tình trạng sẹo lồi

Một số phương pháp trị sẹo lồi được đánh giá cao về hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo dưới đây.

  • Áp lạnh: Phương pháp sử dụng nitơ lỏng với nhiệt độ cực thấp để đông lạnh mô sẹo, làm giảm lưu thông máu giúp loại bỏ sẹo dễ dàng. Tuy nhiên, áp lạnh trị sẹo lồi chỉ phù hợp với vết sẹo nhỏ và có nguy cơ gây tê bì, bỏng lạnh hoặc thay đổi màu sắc da.
  • Phẫu thuật: Các mô sẹo được bác sĩ sử dụng dao mổ chuyên dụng cắt bỏ và khâu thẩm mỹ vùng da. Phương pháp này giúp xóa sẹo hoàn toàn, đặc biệt với trường hợp sẹo lâu năm và kích thước lớn nhưng dễ gây đau nhức, thậm chí hình thành sẹo mới nếu chăm sóc không cẩn thận.
  • Điều trị bằng laser: Tia laser với những bước sóng khác nhau được chiếu trực tiếp vào vùng da có sẹo lồi sẽ làm giảm kích thước và cải thiện kết cấu của da. Đây là giải pháp xóa sẹo nhanh chóng, hiệu quả duy trì lâu dài và không xâm lấn nên rất an toàn cho vùng da xung quanh.

CƠ HỘI SỞ HỮU LÀN DA PHẲNG MỊN KHÔNG TÌ VẾT CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH

2. Với tình trạng sẹo lõm

Trường hợp sẹo xấu là những hố lõm khiến làn da không bằng phẳng, những phương pháp sau đây sẽ được ưu tiên áp dụng:

  • Lăn kim: Rất nhiều chiếc kim nhỏ gắn trên con lăn sẽ tạo các tổn thương vi điểm trên da, qua đó kích thích tái tạo tế bào da mới lấp đầy các vết lõm. Thủ thuật lăn kim trị sẹo lõm cần thực hiện nhiều lần mới thấy hiệu quả, ngoài ra không phù hợp với người có làn da nhạy cảm.
  • Tiêm meso: Các hoạt chất như hormone, acid amin, vitamin, enzyme,… được đưa vào lớp trung bì của da thông qua một đầu kim rất nhỏ. Ưu điểm của kỹ thuật tiêm meso trị sẹo lõm là không xâm lấn, cải thiện sức khỏe làn da tổng thể nhưng hiệu quả xóa sẹo chậm và cần tiêm nhắc lại sau một thời gian nhất định.
  • Bóc tách đáy sẹo: Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu phá vỡ các sợi liên kết của vết sẹo, giải phóng đáy sẹo để tạo điều kiện cho mô da tái tạo tự nhiên giúp bề mặt bằng phẳng. Đây là thủ thuật xâm lấn nên yêu cầu thực hiện bởi bác sĩ giỏi và chăm sóc đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả tốt nhất.
  • Laser: Tia laser kích thích sản sinh collagen mới giúp làm đầy vết lõm, đồng thời cải thiện cấu trúc và màu sắc giúp da mịn màng, đều màu. Phương pháp hiệu quả cho mọi loại sẹo lõm có đáy nông – sâu khác nhau, thực hiện nhanh chóng nhưng chi phí điều trị cũng cao hơn các kỹ thuật khác.

xóa sẹo rỗ bằng laser

3. Với tình trạng sẹo phì đại

Sẹo phì đại có nguy cơ tái phát rất cao nếu điều trị không đúng phương pháp. Do đó, để cải thiện tình trạng sẹo này, có một số phương pháp được chỉ định như:

  • Tiêm corticosteroid: Hoạt chất corticosteroid được tiêm trực tiếp vào mô sẹo giúp ức chế các nguyên bào sợi tăng sinh để làm mềm da và xẹp sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây giảm sắc tố và teo da nên mọi người cần chú ý chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Áp lạnh: Nitơ lỏng được dùng để đông cứng mô sẹo và phá hủy chúng, theo đó cơ thể sẽ sản sinh mô da mới chữa lành tổn thương. Thủ thuật áp lạnh ít xâm lấn, hồi phục nhanh nhưng chỉ thích hợp điều trị tình trạng sẹo nhỏ, có độ dày vừa phải.
  • Laser: Các bước sóng có cường độ cao di chuyển trực tiếp trên bề mặt sẹo, phá vỡ mô liên kết và hạn chế tăng sinh nguyên bào sợi, làm giảm độ dày cũng như giúp da mịn màng hơn. Tuy vậy, nhiêt lượng từ laser sẽ gây đỏ da, châm chích và nóng rát nhẹ nên mọi người cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi trị sẹo bằng laser.
  • Cắt bỏ sẹo: Bác sĩ loại bỏ mô sẹo xấu sau đó khâu đóng vết thương nhằm tái tạo bề mặt da phẳng mịn. Bên cạnh đó, phương pháp có tính xâm lấn cao, cần chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng khiến cho sẹo trồng sẹo.

4. Với tình trạng sẹo co kéo

Các phương pháp loại bỏ sẹo co kéo hiện nay được áp dụng phổ biến giúp mang lại hiệu quả điều trị tối ưu bao gồm:

  • Tiêm corticosteroid: Mũi tiêm chứa hoạt chất corticosteroid được đưa vào trong vết sẹo giúp làm mềm da và cải thiện tình trạng co kéo của sẹo. Lưu ý, khi tiêm sẽ gây cảm giác nhức nhối, sưng tấy tạm thời tại vùng điều trị và kém hiệu quả nếu vùng co kéo quá lớn hoặc hình thành lâu năm.
  • Laser: Đây là phương pháp tiên tiến giúp loại bỏ sẹo hiệu quả, dứt điểm bằng chùm tia laser di chuyển trực tiếp trên bề mặt da, tác động chuyên biệt vào vùng da bị kéo căng làm phẳng các nếp gấp. Ngoài ra, laser còn kích thích sản sinh collagen và elastin hỗ trợ tái tạo, phục hồi cấu trúc da.
  • Phẫu thuật ghép da: Một phần da khỏe mạnh từ các vùng khác trên cơ thể được lấy để ghép vào vùng da có sẹo co kéo, đảm bảo mang lại thẩm mỹ và cải thiện chức năng của da. Nhược điểm của phương pháp ghép da trị sẹo là nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, da mới không đều màu,…

kỹ thuật ghép da trị sẹo

IV. Cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Với nhiều phương pháp điều trị sẹo xấu hiện nay, mọi người có đa dạng sự lựa chọn phù hợp theo tình trạng sẹo thực tế. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu, mọi người có thể dựa vào những tiêu chí sau đây khi lựa chọn phương pháp điều trị:

  • Loại sẹo: Mỗi loại sẹo khác nhau sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, mọi người cần nhận biết chính xác tình trạng sẹo của mình để lựa chọn biện pháp xóa sẹo cho kết quả phù hợp và tốt nhất.
  • Vị trí sẹo: Với những loại sẹo xấu ở vùng da mỏng, nhạy cảm như quanh mắt, môi thì các phương pháp không xâm lấn sẽ được ưu tiên nhằm đảm bảo an toàn cho làn da. 
  • Tình trạng sức khỏe: Trường hợp sức khỏe làn da và thể trạng cơ thể tốt, các phương pháp điều trị sẹo như phẫu thuật xâm lấn đều có khả năng thực hiện. Ngược lại, khi không đáp ứng được về mặt sức khoẻ thì mọi người cần cân nhắc phương pháp phù hợp hơn.

Để biết chính xác được phương pháp điều trị cũng như đảm bảo được kết quả loại bỏ sẹo xấu cao nhất, mọi người cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Qua kiểm tra, thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu hoá, giúp mọi người loại bỏ tận gốc mọi loại sẹo xấu an toàn, nhanh chóng.

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN GIẢI PHÁP XÓA SẸO HIỆU QUẢ, AN TOÀN

V. Lưu ý để phòng ngừa sẹo xấu xuất hiện

Khi có tổn thương da, mọi người cần lưu ý những vấn đề trong cách chăm sóc, ăn uống và nghỉ ngơi nhằm phòng ngừa nguy cơ để lại sẹo xấu.

1. Chăm sóc vết thương đúng cách 

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ mỗi ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc cồn sát khuẩn chuyên dụng.
  • Dùng thuốc (uống hoặc bôi trong đơn kê) đúng liều lượng quy định.
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian khoảng 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào mức độ nặng/nhẹ của vết thương.
  • Kiêng nước, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao gây đổ mồ hôi làm nhiễm trùng, ảnh hưởng đến vết thương.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận để bảo vệ vùng tổn thương khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.

vệ sinh vết thương hở

2. Chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước giúp làn da khỏe mạnh, hạn chế bong tróc, nhăn nheo.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như vitamin, protein, kẽm có trong các thực phẩm như thịt lợn nạc, ngũ cốc, hoa quả tươi…
  • Ngừng sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây ra sẹo xấu như thịt bò, thịt gà, thịt chó, rau muống, hải sản, đồ nếp…
  • Kiêng uống rượu bia, cafe, thuốc lá… đây là thủ phạm khiến vết thương lâu lành và dễ hình thành sẹo.

3. Chế độ nghỉ ngơi, vận động

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp vết thương nhanh hồi phục.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh hay chơi thể thao cường độ cao, đặc biệt là thể thao dưới nước.
  • Không gãi, chà xát mạnh hay bóc cạy vẩy khi vết thương hình thành da non.
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, ngứa rát dữ dội, xuất hiện sẹo,…

Tóm lại, sẹo xấu gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của người gặp tình trạng này. Do đó việc thăm khám và điều trị sớm với phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng. Liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để đặt lịch thăm khám và điều trị ngay.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *