Sẹo lồi là loại sẹo gồ trên bề mặt da, không chỉ gây ngứa, đau mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Đặc biệt, loại sẹo này rất khó để loại bỏ triệt để. Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả là cần thiết và quan trọng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu chi tiết về sẹo lồi và phương pháp điều trị triệt để trong bài viết hôm nay.
I. Tổng quan về sẹo lồi
Dưới đây là một số đặc điểm về sẹo lồi mà mọi người nên nắm rõ:
1. Sẹo lồi là gì?
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Hoàn – Giám đốc Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia, sẹo lồi là loại sẹo nổi gồ ghề trên bề mặt da. Loại sẹo này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất là nhóm người trong độ tuổi 10 – 30 tuổi.
Thông thường, mô sợi sẽ hình thành để hồi phục vết thương. Tuy nhiên ở một số người, các mô sợi lại tăng sinh quá mức tạo thành khối cứng, căng bóng hay gọi là sẹo lồi.
2. Đặc điểm của sẹo lồi
Sẹo lồi có vỏ bọc, bề mặt nhẵn, có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu. Vùng bị sẹo sẽ có cảm giác nhạy cảm hơn, căng tức, ngứa hoặc khó chịu, nhiều trường hợp đau khi chạm vào.
Có thể chỉ từ một vết kim tiêm, vết côn trùng cắn nhỏ hay mụn trứng cá nhiễm trùng,… cũng có thể hình thành, phát triển thành khối da lồi. Bên cạnh đó, tình trạng sẹo lồi cũng phụ thuộc vào yếu tố di truyền và thể trạng của mỗi người.
Sẹo lồi hình thành do tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên chúng không thể tự nhỏ đi theo thời gian. Vị trí thường xuất hiện sẹo lồi là má, vai, dái tai, ngực, lưng, tay, chân,…
II. Dấu hiệu sẹo lồi hình thành
Quá trình hình thành sẹo lồi từ khi có vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phản ứng viêm: Bắt đầu khi vết thương sẽ chuyển sang màu đỏ. Sau khi vết thương được cầm máu và băng kín, cơ thể gửi các tế bào đặc biệt đến để chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Một trong những tế bào quan trọng là bạch cầu có tác dụng “ăn” các vi khuẩn và các mô tổn thương (còn gọi là quá trình thực bào) nhằm tạo ra môi trường hỗ trợ, giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
- Giai đoạn tăng sinh: Nguyên bào sợi sẽ tăng sinh thay thế cho bạch cầu, làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm giúp vết thương liền miệng. Hoạt động của bạch cầu và nguyên bào sợi sẽ kích thích các tế bào nội mô và mầm mao mạch, tạo thành hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như chế độ ăn uống, nếu collagen thiếu hụt sẽ gây sẹo lõm, thừa collagen thì gây sẹo lồi.
- Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn này có thể kéo dài đến 2 năm nhưng hoạt động mạnh mẽ nhất khoảng 40 – 60 ngày, là giai đoạn quyết định đến kích thước và hình dáng của sẹo.
Thời gian phát triển của sẹo lồi thường kéo dài từ 3 – 6 tháng sau khi da bị thương. Tuy nhiên, nếu xảy ra bất kỳ rối loạn nào trong cơ thể ở thời gian này thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và loại sẹo hình thành.
Tuỳ theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể cũng như tác động can thiệp mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như sẹo bình thường hay sẹo bất thường (sẹo lồi, phì đại, co kéo, nhiều nhân sơ…)
III. Nguyên nhân xuất hiện sẹo lồi
Sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo hình thành do nhiều nguyên nhân tác động từ cơ địa đến yếu tố môi trường:
- Nhiễm khuẩn hoặc có dị vật xâm nhập vào vết thương như u hạt, lông tóc, cát, bụi bẩn… dẫn đến xu hướng hình thành vết thương thứ phát.
- Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: Những người sở hữu cơ địa sẹo lồi thì nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại là rất cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi khi này sẽ khó khăn hơn, do đó cần cẩn trọng hơn những người khác từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống.
- Xử lý chấn thương không đúng cách: Nhiễm trùng và dị vật trong vết thương cũng gây sẹo lồi. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do vết thương bị căng kéo, da vết thương gồ ghề, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
- Chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: Trong thời gian xuất hiện vết thương và khi vết thương hồi phục, bạn sử dụng các thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như rau muống, thịt bò, đồ nếp, trứng gà…
- Cạy, nặn mụn không đúng cách: Nặn mụn trứng cá không đúng cách rất dễ hình thành sẹo lồi trên bề mặt. Cộng thêm vệ sinh kém khiến vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương tạo thành sẹo.
IV. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh sẹo lồi
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì có một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi:
- Melanin: Là sắc tố quy định màu sắc cho da, tóc và mắt. Hắc tố melanin thường tập trung ở vùng da bị tổn thương, do đó người bẩm sinh có nhiều hắc sắc tố trong cơ thể sẽ dễ gặp tình trạng sẹo lồi hơn.
- Gen: Khoảng 1/3 số người bị sẹo lồi có tiền sử người người thân trong gia đình từng bị sẹo lồi (Phổ biến ở người châu Á hoặc gốc Phi).
- Độ tuổi (10 – 30): Sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng giai đoạn từ 10 – 30 tuổi sẹo lồi dễ hình thành do collagen hoạt động mạnh hơn.
- Mang thai: Nội tiết tố thay đổi trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
V. Sẹo lồi có chữa được không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ths.Bs Nguyễn Văn Hoàn khẳng định, sẹo lồi hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Bởi sẹo lồi là khối u lành tính (không phải ung thư). Tuy nhiên, loại sẹo này lại rất khó chữa dứt điểm và thường phát triển ngay cả khi đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.
Do đó, khi có vết thương ở da, bạn nên cẩn thận. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất, đảm bảo hiệu quả dứt điểm.
Bên cạnh đó, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị sẹo lồi trong những trường hợp sau:
- Sẹo có kích thước lớn và không giảm đi sau một thời gian dài.
- Sẹo có màu sắc, hình dạng bất thường, gây mất thẩm mỹ.
- Sẹo lồi gây đau đớn, khó chịu.
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH TRỊ SẸO LỒI TRIỆT ĐỂ NGAY
VI. Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Thông qua thăm khám, xác định mức độ sẹo bị lồi bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có một số phương pháp điều trị sẹo lồi được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- Thoa kem trị sẹo lồi: Một số loại kem bôi có tác dụng trị sẹo như corticosteroid hay retinoid 0,05%. Lưu ý, sử dụng loại thuốc này cần được bác sĩ kê đơn, không dùng bừa bãi.
- Tiêm tiêu sẹo: Với những dạng sẹo nhỏ, bác sĩ sẽ làm giảm độ dày của chúng bằng cách tiêm cortisone hay các steroid khác. Bạn cần tiêm thuốc hàng tháng (thời gian tối đa 6 tháng) đến khi vết sẹo phẳng lại. Thế nhưng điều trị sẹo lồi bằng tiêm corticosteroid có thể dẫn tới những tác dụng phụ như làm phỏng da, nổi vân, giảm sắc tố.
- Phẫu thuật lạnh: Muốn làm giảm hay loại bỏ các sẹo lồi nhỏ bác sĩ có thể áp dụng phương pháp đông lạnh bằng nitơ lỏng. Tác dụng phụ khi dùng phương pháp này thường gặp là phồng rộp, đau, mất màu da.
- Giảm sẹo bằng laser: Sẹo lồi lớn được làm phẳng bằng phương pháp laser (thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần giữa các phiên) để giảm ngứa, làm phẳng sẹo. Bác sĩ có thể sử dụng kết hợp liệu pháp laser với tiêm cortisone.
- Phẫu thuật cắt bỏ sẹo thừa: Phương pháp này được chỉ định khi đã áp dụng các cách điều trị trên nhưng không giảm được sẹo lồi, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng cách phẫu thuật kết hợp với các phương pháp khác.
- Xạ trị: Tia phóng xạ được sử dụng như một đơn liệu pháp hoặc dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ được áp dụng sau hai tuần đầu khi cắt bỏ sẹo (đây là thời gian các nguyên bào sợi đang phát triển).
VII. Sau khi điều trị xong sẹo lồi có tái phát không?
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Văn Hoàn, sẹo lồi hoàn toàn có thể tái phát sau khi loại bỏ, thậm chí nó còn tái phát lớn hơn ban đầu. Thực tế, có khoảng 45% gặp tình trạng tái phát sẹo sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ.
VIII. Địa chỉ điều trị sẹo lồi an toàn, uy tín hiện nay
Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia & Maia được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép hoạt động và được cấp Danh mục kỹ thuật điều trị sẹo lồi, sẹo xấu. Với công nghệ độc quyền Maitrix Scar đem lại hiệu quả cao. Thực hiện điều trị sẹo lồi, sẹo xấu với công nghệ Maitrix Scar bạn sẽ được hưởng những lợi ích sau:
- Kết hợp nhiều công nghệ hiện đại trong từng buổi điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cũng như tỉ lệ tái phát thấp hơn so với phương pháp điều trị truyền thống đơn trị liệu.
- Không chảy máu, không đau, không nghỉ dưỡng, thời gian phục hồi nhanh so với phương pháp cổ điển.
- Cải thiện bề mặt sẹo, làm sẹo bằng phẳng hơn, có thể đạt tới 90% nếu đáp ứng tốt
- Cải thiện màu sắc sẹo từ 50-60%.
Đồng thời, phòng khám đã có 14 năm hoạt động trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ với đội ngũ Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa da liễu tuyến trung ương tay nghề cao và đã điều trị thành công hàng ngàn ca sẹo mỗi năm. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về hiệu quả và an toàn khi điều trị tại phòng khám.
IX. Lưu ý chăm sóc sau điều trị và biện pháp phòng ngừa sẹo lồi tái lại
Để ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ tái phát sẹo lồi, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
1. Chế độ chăm sóc
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn vùng sẹo.
- Không để nước dính vào vị trí điều trị sẹo sau khi vừa thực hiện.
- Không sử dụng bất cứ mỹ phẩm nào sau điều trị sẹo lồi để tránh kích ứng.
- Không tác động mạnh đến vùng điều trị sẹo sau khi điều trị để vết thương nhanh lành.
- Kết hợp bôi thuốc trị sẹo theo hướng dẫn từ bác sĩ.
- Giữ vệ sinh vùng điều trị sạch sẽ.
- Tái khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cho đến khi sẹo thoái triển hoàn toàn.
2. Cách phòng ngừa
- Không xỏ lỗ tai hay xỏ khuyên trên cơ thể.
- Tránh xăm mình hay thực hiện các tiểu phẫu/phẫu thuật thẩm mỹ (nếu muốn thực hiện cần liên hệ bác sĩ da liễu để kiểm soát nguy cơ sẹo lồi).
- Chăm sóc vết thương đúng cách để da nhanh lành, giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi.
Sẹo lồi không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng lại đánh mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti. Điều trị sẹo lồi với công nghệ Maitrix Scar chính là “chìa khóa” mà bạn không thể bỏ qua. Liên hệ ngay Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để đặt lịch thăm khám và điều trị ngay hôm nay.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.