Viêm da cơ địa kiêng gì? Gợi ý chế độ ăn uống và sinh hoạt

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
viêm da cơ địa kiêng gì

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu ngày càng phổ biến gây ngứa ngáy khó chịu, dễ tái phát. Vậy viêm da cơ địa kiêng gì để cải thiện tình trạng? Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp cho mọi người vấn đề này trong bài viết sau.

I. Vai trò của việc kiêng khem khi bị viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính gây ra những tổn thương viêm trên da gây ngứa. Mặc dù nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng các yếu tố như thực phẩm, môi trường sống, miễn dịch cơ thể được xem là liên quan nhiều đến việc bệnh bùng phát. Việc kiêng khem khi mắc viêm da cơ địa là rất cần thiết bởi những lý do sau:

  • Giảm nguy cơ bệnh bùng phát
  • Hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn, liệu trình thuốc bôi và thuốc uống trị viêm da cơ địa sẽ phát huy tối đa tác dụng nếu kiêng khem đúng cách.
  • Ngừa biến chứng nhiễm trùng, tổn thương da, viêm da cơ địa lan rộng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe cơ thể và tâm lý.

kiêng ăn

II. Viêm da cơ địa kiêng gì để nhanh khỏi?

Khi mắc viêm da cơ địa người bệnh cần kiêng khem đúng cách như sau:

1, Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Kiêng ăn khi bị viêm da cơ địa là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Theo đó, người bệnh  cần tránh ăn một số thực phẩm sau: 

  • Thịt đỏ: Gây tăng phản ứng viêm trên da, khiến bệnh nặng hơn, bởi vậy nên tránh ăn thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê. Còn những loại thịt trắng mọi người vẫn ăn bình thường để cung cấp đạm tự nhiên cho cơ thể.
  • Đồ ngọt: Bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường sẽ khiến những triệu chứng viêm da cơ địa nặng và lan rộng hơn gây tổn thương da
  • Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt hay đồ chiên rán, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ sẽ gây nóng trong, khiến miễn dịch cơ thể phản ứng mạnh và tình trạng viêm da cơ địa trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn nhiều tinh bột: Khiến bệnh viêm da cơ địa nặng hơn, nên mọi người nên thay đồ thực phẩm chứa nhiều tinh bột bằng các loại ngũ cốc nguyên cám giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể. 
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Gây tăng phản ứng viêm và ngứa rát da, bởi vậy mọi người nên tránh uống sữa, ăn phô mai, sữa chua khi mắc viêm da cơ địa.
  • Rượu bia và chất kích thích: Khiến da khô rát, bong tróc, viêm ngứa nặng hơn, hàng rào bảo vệ da yếu đi khiến viêm da cơ địa bùng phát nặng hơn.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Một số nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng da, tăng phản ứng viêm trên da nên tránh đó là hải sản có vỏ, đậu phộng, trứng và sữa, các loại hạt.

2, Sản phẩm tránh tiếp xúc

Bên cạnh chế độ ăn thì khi mắc viêm da cơ địa để tránh bệnh nặng hơn không nên tiếp xúc với những sản phẩm dưới đây:

  • Chất tẩy rửa, hóa chất sinh hoạt: Nước rửa chén, thuốc tẩy, bột giặt, chất khử mùi,…dễ khiến da khô và kích ứng khi tiếp xúc. 
  • Mỹ phẩm có cồn và hương liệu: Đồ trang điểm, kem dưỡng, nước hoa, kem chống nắng chứa cồn, hương liệu và một số thành phần gây kích ứng da gây bùng phát viêm da cơ địa, da tổn thương nặng hơn, đỏ rát da rất khó chịu.
  • Chất liệu vải thô ráp: Quần áo, chăn ga gối có chất liệu vải như len, dạ, vải sợi tổng hợp thấm hút mồ hôi kém, nóng bí khiến viêm da cơ địa nặng hơn.
  • Tác nhân kích ứng từ môi trường: Lông động vật, bụi bẩn và phấn hóa, khói thuốc đều dễ gây dị ứng da, viêm da cơ địa bùng phát.
  • Một số thuốc bôi: Các sản phẩm kem bôi chứa corticoid, thuốc kháng sinh dùng không đúng chỉ định từ bác sĩ khiến viêm da cơ địa nhiễm trùng, để lại sẹo xấu trên da. 

nước giặt

3, Những thói quen sinh hoạt hàng ngày cần tránh

Khi mắc viêm da cơ địa mọi người nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và hạn chế những thói quen sau:

  • Cào gãi vùng viêm da: Khiến vùng da bị viêm tổn thương, dễ chảy máu và nhiễm trùng, da sạm hơn. 
  • Tắm nước quá nóng/lạnh: Làm da khô, mất nước, kích ứng da. Bởi vậy chỉ nên tắm hàng ngày với nước ấm để bảo vệ làn da, đặc biệt là khi mắc viêm da cơ địa. 
  • Dùng mỹ phẩm, tiếp xúc hóa chất: Các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm chứa cồn, paraben và hương liệu khi tiếp xúc, sử dụng quá nhiều sẽ khiến tổn thương viêm da nặng hơn.
  • Không dưỡng da: Khi mắc viêm da cơ địa da cần được chăm sóc và dưỡng ẩm đầy đủ, nhiều người không dưỡng da khiến da khô làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, vi khuẩn xâm nhập dễ khiến viêm da cơ địa nặng hơn.
  • Tự ý dùng thuốc điều trị: Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi chứa corticoid điều trị viêm da cơ địa khi chưa có chỉ định từ bác sĩ khiến da mỏng yếu, giãn mạch và phụ thuộc thuốc. 
  • Mặc quần áo vải thô, chật chội: Khi mặc đồ quá chật, chất liệu vải thô ráp và không thấm hút được mồ hôi gây ngứa, bí da, khiến da dễ viêm, kích ứng. 
  • Stress và ngủ muộn: Khiến hệ miễn dịch cơ thể rối loạn, viêm da cơ địa bùng phát nặng.

III. Người bị bệnh nên làm gì để kiểm soát viêm da cơ địa?

Với những người mắc viêm da cơ địa, để kiểm soát bệnh thì cần điều trị đúng cách, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị viêm da cơ địa của bác sĩ, dùng thuốc đúng chỉ định và liều lượng sử dụng
  • Chăm sóc da đúng cách, dưỡng ẩm cho da với kem dưỡng lành tính, không hương liệu để tránh khô da
  • Tránh những yếu tố gây dị ứng từ thực phẩm (hải sản, sữa, trứng), không tiếp xúc với hóa chất, khói bụi hay lông động vật
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, giặt quần áo và chăn màn định kỳ để tránh viêm nhiễm trên da
  • Tắm rửa đúng cách, không tắm lâu hơn 15 phút và nên dùng nước ấm, sử dụng xà phòng dịu nhẹ
  • Mặc đồ rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, ưu tiên mặc chất liệu cotton mềm, thoáng khí
  • Theo dõi tình trạng bệnh, tái khám để kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần thăm khám kịp thời để cải thiện bệnh lý

tắm rửa sạch sẽ

IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm da cơ địa nếu đã điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm, có những dấu hiệu dưới đây thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Vùng viêm da đóng vảy vàng, có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, mưng mủ kèm sốt cao
  • Viêm da kéo dài lâu ngày không thuyên giảm, bệnh ngày càng lan rộng
  • Triệu chứng viêm da cơ địa gây ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt hàng ngày
  • Rối loạn giấc ngủ, chán ăn do bệnh gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài
  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch kém mắc viêm da cơ địa

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết vấn đề viêm da cơ địa kiêng gì, từ đó giúp mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để cải thiện bệnh lý. Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn điều trị viêm da theo phác đồ từ đội ngũ bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương.

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *