Thuốc chữa viêm da tiếp xúc nào hiệu quả? Lưu ý sử dụng 

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
thuốc chữa viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý do tiếp xúc với những chất gây dị ứng da gây ra, bệnh rất ngứa và mất thẩm mỹ. Hiện nay có nhiều loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc để mọi người tham khảo sử dụng cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ tổng hợp cho mọi người các sản phẩm thuốc trị viêm da tiếp xúc mang lại hiệu quả cao.

I. Viêm da tiếp xúc nên dùng thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc là cách phổ biến hiện nay giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh có thể kể đến như:

1. Thuốc Corticosteroids

Thuốc chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả không nên bỏ qua Corticosteroids. Đây là loại thuốc có công dụng làm mềm da, giảm viêm đỏ, ngứa da. Sản phẩm thường được dùng tại chỗ dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ, thuốc uống điều trị. Bệnh ở dạng nhẹ sẽ dùng Corticosteroids dạng kem bôi, nặng hơn sẽ dùng dạng đường uống.

  • Viêm da tiếp xúc ở chân, tay, vùng nhiều nếp gấp: Khuyên dùng thuốc Corticosteroids mạnh như Betamethasone 0,05%, Triamcinolone 0,5% (Dùng bôi mỗi ngày 1 – 2 lần trong 2 – 4 tuần liên tục). Trường hợp viêm da tiếp xúc cấp tính có chảy dịch cần kết hợp dùng Corticosteroids tại chỗ với những chất làm khô.
  • Viêm da tiếp xúc ở mặt: Vùng da mặt rất nhạy cảm, mỏng và dễ tổn thương. Bởi vậy nên dùng các sản phẩm kem bôi viêm da tiếp xúc Corticosteroids hoạt tính nhẹ như Betamethasone Valerate 0,1% (lotion), Triamcinolone Acetonide 0,025% (kem bôi,lotion) bôi thoa mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục trong 1 – 2 tuần

Lưu ý các sản phẩm thuốc Corticosteroids đều có tác dụng phụ trên da, nếu bôi loại hoạt tính mạnh trong thời gian dài như teo da, rạn da, giãn mao mạch, rậm lông. Bởi vậy nên sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ, cẩn trọng khi bôi lớp dày, trên vùng da rộng thuốc Corticosteroids bởi thuốc dễ hấp thụ toàn cơ thể gây tác dụng phụ trên toàn thân.

thuốc corticosteroids

2. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có công dụng giảm cảm giác ngứa dữ dội do bệnh lý viêm da tiếp xúc gây ra. Thuốc có 2 dạng kem bôi (dùng khi viêm da tiếp xúc nhẹ) và dạng viên uống (dùng khi viêm da tiếp xúc nặng, lan rộng). 

  • Thuốc kháng histamin dạng bôi phổ biến là Diphenhydramine
  • Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ 1 như Hydroxyzine, Chlorpheniramine gây buồn ngủ nên dùng ban đêm, chống chỉ định với người lái xe, người làm công việc vào ban đêm, vận hành máy móc. Trong đó Chlorpheniramine  là thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai.
  • Thuốc kháng histamin đường uống thế hệ 2 như Cetirizin, Levocetirizin ít buồn ngủ sẽ được chỉ định dùng cho cả ngày và đêm.

Các loại thuốc kháng histamin cần được dùng đúng theo chỉ định bác sĩ. Thuốc có một số tác dụng phụ cần lưu ý trong quá trình sử dụng như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, mất tập trung, đau đầu. Bởi vậy không nên tự ý dùng thuốc thời gian dài, cẩn trọng với người lớn tuổi, người mắc bệnh gan và thận trong quá trình sử dụng. 

3. Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ được dùng để điều trị viêm da tiếp xúc, tuy nhiên chủ yếu sử dụng khi bệnh mãn tính, bị kéo dài ở những khu vực da nhạy cảm như mặt, cổ, vùng sinh dục và trẻ nhỏ (đối tượng cần hạn chế dùng corticoid). 

Thuốc được điều chế dạng kem bôi, dùng cho trường hợp viêm da nhẹ đến trung bình, không có triệu chứng nhiễm trùng đi kèm, phù hợp với người có da mỏng và dễ tổn thương, không dùng được các loại kem bôi hay thuốc corticoid điều trị khác. Hai chất ức chế miễn dịch hiện nay phổ biến đó là Tacrolimus và Pimecrolimus, chi tiết sử dụng như sau:

  • Thuốc Tacrolimus 0,03% và 0,1% dùng cho người lớn, trẻ em từ 2 – 15 tuổi
  • Thuốc Pimecrolimus 1% dùng thay thế cho thuốc corticosteroid khi điều trị viêm da tiếp xúc bán cấp, mãn tính. 

Lưu ý, thuốc chữa viêm da tiếp xúc này được FDA cảnh báo có liên hệ với nguy cơ gây ung thư ở trẻ nhỏ và người lớn, tránh dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người có miễn dịch suy giảm, vùng da đang nhiễm trùng cấp tính. 

thuốc tacrolimus

4. Thuốc kháng sinh

Khi viêm da tiếp xúc có dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp, da tổn thương và có vết thương hở thì cần dùng các loại kem bôi/thuốc mỡ/thuốc uống chứa kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn dùng chữa viêm da tiếp xúc có dấu hiệu nhiễm trùng đó là:

  • Thuốc kháng sinh bôi ngoài da: Mupirocin (trị nhiễm trùng do tụ cầu), Fusidic Acid (dùng khi bội nhiễm), Neomycin (Dùng trong một số kem điều trị phối hợp)
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Cephalexin, Clindamycin, Erythromycin,… dùng khi nhiễm trùng nặng và lan rộng.

Lưu ý các sản phẩm thuốc kháng sinh dùng bôi tại chỗ, không cần kê đơn cũng là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc. Bởi vậy mọi người cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.

ĐỌC THÊM: Viêm da tiếp xúc ánh sáng điều trị thế nào?

5. Một số loại thuốc khác

Những trường hợp bị viêm da tiếp xúc dạng nhẹ đến trung bình và không có dấu hiệu nhiễm trùng, mọi người có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn, sát khuẩn da để làm sạch, giảm triệu chứng bệnh. 

  • Thuốc mỡ không kê đơn: Hydrocortisone 1% (giảm viêm ngứa, trị viêm da nhẹ), Kem bôi chứa calamine (giảm ngứa, làm dịu da), Kẽm oxyd (bảo vệ, làm lành da, giảm kích ứng), Cerave/Bioderma Atoderm (dược mỹ phẩm dưỡng ẩm da)
  • Dung dịch sát khuẩn: Nước muối sinh lý 0,9% (rửa sạch vùng da viêm), Betadine 10% (sát khuẩn da), Chlorhexidine (sát khuẩn không rát cho da nhạy cảm)

Lưu ý khi dùng các loại thuốc mỡ không kê đơn tránh dùng thêm thuốc bôi chứa corticoid mạnh nếu không được chỉ định. Nếu như sau khi dùng các sản phẩm trên có dấu hiệu bệnh nặng hơn, lan rộng thì nên thăm khám điều trị với bác sĩ da liễu.

thuốc hydrocortisone

II. Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm da tiếp xúc

Sử dụng thuốc chữa viêm da tiếp xúc cần đúng cách, đúng liều, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Để hiệu quả và an toàn với làn da, cơ thể cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:

  • Xác định đúng nguyên nhân bệnh: Nguyên nhân có thể do mỹ phẩm, kim loại, chất tẩy rửa,…mọi người cần nhanh chóng tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng này để tránh bệnh ngày càng nặng.
  • Tránh lạm dụng Corticoid: Chỉ dùng đúng chỉ định bác sĩ, đúng tần suất và liều lượng, không dùng trên vùng mặt, cổ hay vùng sinh dục vì có nguy cơ teo da.
  • Chỉ dùng kháng sinh khi cần: Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi vùng viêm da tiếp xúc có dấu hiệu nhiễm trùng da.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Tia UV trong ánh nắng dễ khiến tình trạng viêm da nặng hơn, đặc biệt khi đang dùng Corticoid và thuốc ức chế Calcineurin để điều trị
  • Kiểm tra dị ứng trước khi dùng thuốc: Trước khi dùng thuốc nên test trên vùng da nhỏ, nếu da có dấu hiệu dị ứng, đỏ và ngứa  không nên sử dụng.
  • Dưỡng ẩm, chăm sóc da đúng cách: Viêm da tiếp xúc thường khiến da khô, bởi vậy cần dưỡng ẩm đủ để phục hồi hàng rào bảo vệ da. Mọi người nên dùng những sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, không cồn, không chứa hương liệu, chất tạo màu.
  • Thăm khám với bác sĩ: Sau khi dùng thuốc điều trị không thấy bệnh cải thiện nên thăm khám lại với bác sĩ để có hướng điều trị bệnh hiệu quả.

đi bác sĩ thăm khám

III. Biện pháp chăm sóc hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc

Ngoài việc dùng thuốc chữa viêm da tiếp xúc thì cần chăm sóc người bị viêm da tiếp xúc đúng cách để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Dưới đây là những lưu ý giúp hỗ trợ thuyên giảm bệnh hiệu quả:

1. Chăm sóc và vệ sinh da

  • Vệ sinh sạch vùng da viêm với nước mát, nước muối sinh lý 1 – 2 lần/ngày 
  • Không dùng mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng nhiều bọt, có hương liệu hay chứa cồn
  • Tránh việc gãi cạy vào vùng viêm da dễ khiến da nhiễm trùng, tổn thương viêm lan rộng.
  • Tránh để da tiếp xúc với những chất có nguy cơ gây dị ứng như hóa chất, kim loại, mỹ phẩm,…
  • Luôn dưỡng ẩm đủ cho da mỗi ngày, đặc biệt sau khi rửa mặt, tắm. Ưu tiên dùng kem dưỡng dược mỹ phẩm, lành tính, không cồn, không hương liệu.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng, luôn che chắn da kỹ lưỡng trước khi đi ra ngoài.

2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để da luôn ẩm mịn, tránh da khô và mất nước
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều kẽm và omega 3 để tăng khả năng phục hồi da, giảm các phản ứng viêm ngứa trên da hiệu quả. 
  • Kiêng ăn hải sản, đồ ngọt, đồ đóng hộp chứa chất bảo quản hay sử dụng rượu bia, chất kích thích bởi dễ khiến da viêm nhiễm, dị ứng nặng hơn.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng để tình trạng viêm da tiếp xúc không nặng thêm.
  • Chọn trang phục thoải mái, tránh mặc đồ quá bó sát cọ xát vào da khiến tình trạng viêm da tiếp xúc nặng hơn.

chọn trang phục thoải mái

IV. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm da tiếp xúc nếu đã điều trị tại nhà không có hiệu quả thì nên thăm khám kịp thời với bác sĩ nếu có những dấu hiệu dưới đây:

  • Viêm da tiếp xúc sau 3 tuần không thuyên giảm.
  • Vùng da viêm ngứa ngáy kéo dài, đau rát ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
  • Vùng viêm da tiếp xúc lan rộng khắp cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. 
  • Nổi ban ở những khu vực như mắt, miệng, vùng sinh dục. 
  • Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng như sốt, cơ thể ớn lạnh, đau cơ, vùng viêm da lở loét chảy mủ.
  • Cơ thể có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, hay đau bụng
  • Sốc phản vệ với những triệu chứng khó thở, mạch đập nhanh, không tỉnh táo.

V. Bị viêm da tiếp xúc nên thăm khám và điều trị ở đâu tốt?

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm da tiếp xúc, các bệnh lý da liễu an toàn, uy tín với những ưu điểm:

  • Là địa chỉ điều trị bệnh lý da liễu uy tín được cấp phép bởi Sở Y Tế
  • Có đội ngũ bác sĩ da liễu tuyến Trung Ương chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang
  • Ứng dụng công nghệ Maitrix Laser sử dụng laser CO2 Fractional 10600nm đâm xuyên vào vùng viêm da giúp giảm viêm ngứa, mẩn đỏ điều trị bệnh hiệu quả, ngừa tái phát, không gây tổn thương da, không mất thời gian nghỉ dưỡng.
  • Quy trình điều trị viêm da tiếp xúc chuyên nghiệp, chuẩn y khoa.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị viêm da tiếp xúc.

phòng khám 11 hoàng cầu

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho mọi người thuốc chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả, an toàn được dùng phổ biến hiện nay. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm liệu trình điều trị viêm da với công nghệ cao an toàn, hiệu quả triệt để liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *