Sùi mào gà có ăn được thịt gà không là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm trong quá trình điều trị. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này cũng như liệt kê một số loại thực phẩm cần tránh khi mắc sùi mào gà, hãy cùng theo dõi.
I. Sùi mào gà có ăn được thịt gà không?
Người mắc bệnh sùi mào gà không nên ăn thịt gà, đặc biệt chống chỉ định với các trường hợp có biến chứng lở loét, nốt sùi xuất hiện dịch mủ vàng hoặc trắng.
Mặc dù là thực phẩm bồi bổ tốt cho sức khỏe nhưng thịt gà có tính nóng, ăn vào có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ và khó lành vết thương bệnh. Ngoài ra, thịt gà cũng khiến cho vết thương dễ viêm nhiễm, để lại những biến chứng nặng nề.
II. Bị sùi mào gà kiêng ăn thịt gà trong bao lâu?
Thông thường, người mắc sùi mào gà nên kiêng ăn thịt gà trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng, tùy thuộc vào cấp độ và tình trạng của vết thương. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để định rõ thời gian kiêng ăn cụ thể, đồng thời kết hợp với các lưu ý khi điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
III. Lỡ ăn thịt gà khi mắc sùi mào gà có sao không?
Nếu lỡ ăn thịt gà trong quá trình điều trị sùi mào gà với lượng ít thì bạn không cần quá lo lắng vì chúng không làm ảnh hưởng đến khu vực bị bệnh. Lúc này, bạn chỉ cần chú ý chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trường hợp bạn đã ăn quá nhiều thịt gà thì tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra lại tình trạng sức khỏe. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị dựa trên tình hình hiện tại của bạn.
TƯ VẤN PHƯƠNG PHÁP TRỊ SÙI MÀO GÀ HIỆU QUẢ, AN TOÀN
IV. Ngoài thịt gà, người bị sùi mào gà nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu sùi mào gà có ăn được thịt gà không, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vùng da bệnh như:
- Thực phẩm chứa nhiều ariginin: Bao gồm sữa, ngũ cốc, hạt, cá, thịt gia cầm,… Arginin là axit amin có thể làm tăng nguy cơ bùng phát sùi mào gà, khiến bệnh dễ lây lan và phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
- Bia rượu: Không tốt cho cơ thể, thậm chí kích thích virus gây bệnh sinh trưởng nhanh chóng và kéo dài thời gian điều trị.
- Thức uống có caffein: Ngoài hàm lượng arginin cao, những loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê còn chứa lượng axit lớn khiến thời gian điều trị bệnh sùi mào gà bị kéo dài hoặc dễ làm bệnh tái phát.
- Đồ ăn nhanh, cay nóng: Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Với người bệnh sùi mào gà, đây là điều kiện để virus gây bệnh có cơ hội bùng phát và tấn công cơ thể mạnh mẽ.
- Hải sản: Dễ khiến người bị sùi mào gà ngứa ngáy và để lại sẹo lồi trên khu vực bị tổn thương.
V. Lưu ý chế độ chăm sóc với người mắc sùi mào gà
Trong quá trình tìm hiểu sùi mào gà có ăn được thịt gà không, người bệnh cũng nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nặng, dễ tái phát sau điều trị.
1. Chế độ vệ sinh
Khi chăm sóc người mắc sùi mào gà, việc duy trì một chế độ vệ sinh phù hợp rất quan trọng, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus và giảm khả năng nhiễm trùng. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người khác.
- Thay băng gạc đúng cách để bảo vệ vùng da bệnh.
- Tránh cọ xát hoặc gãi mạnh vào vết thương sùi mào gà vì có thể làm tổn thương da, tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
- Giữ vùng da bệnh luôn khô ráo để không tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho virus lây lan rộng.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh nhiễm virus HPV, cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với vết thương bị ảnh hưởng bởi sùi mào gà.
2. Chế độ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc thực hiện vệ sinh đúng cách, bệnh nhân cũng nên cải thiện chế độ sinh hoạt hàng ngày để tránh tác động nhiều đến quá trình chữa bệnh. Bạn cần hạn chế quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, căng thẳng dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.
3. Chế độ chăm sóc
Người bệnh nên điều trị sùi mào gà dựa trên sự theo dõi và giám sát của bác sĩ chuyên môn, tuân thủ đầy đủ các liệu pháp được chỉ định bao gồm việc sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị tại nhà (nếu có).
Bên cạnh đó, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, cân bằng bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, hãy chú ý tái khám đúng lịch hẹn hoặc nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường. Tránh để lâu khiến sùi mào gà gây ra tổn thương nghiêm trọng khó khắc phục.
Chỉ với vài phút tìm hiểu, bạn đã nắm rõ được thông tin sùi mào gà có ăn được thịt gà không. Đây là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lại kiêng kị trong điều trị sùi mào gà vì dễ gây mưng mủ và nhiễm trùng. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn chi tiết.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.