Sẹo rỗ đáy nhọn là một loại sẹo do mụn trứng cá. Do độ sâu và kích thước nhỏ, sẹo rỗ đáy nhọn khó điều trị hơn rất nhiều so với sẹo đáy vuông hay sẹo dạng lượn sóng. Do vậy, loại sẹo này hầu như không thể cải thiện được nếu không sử dụng các biện pháp can thiệp chuyên nghiệp. Hãy cùng phòng khám Maia tìm hiểu cách nhận biết sẹo rỗ đáy nhọn, nguyên nhân hình thành, các cách điều trị và ngăn ngừa sẹo như thế nào nhé!
1. Nhận biết sẹo rỗ đáy nhọn và nguyên nhân hình thành
1.1 Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ đáy nhọn
Giống như các loại sẹo do mụn khác, sẹo rỗ đáy nhọn thường là hậu quả của tổn thương da sau những đợt bùng phát mụn nghiêm trọng. Theo nhiều nghiên cứu, 90% những người bị mụn trứng cá đều có sẹo rỗ dù ít hay nhiều. Và mặc dù bất kỳ loại mụn nào cũng có thể gây ra sẹo, nhưng sẹo rỗ đáy nhọn thường xảy ra ở những người bị mụn trứng cá nặng hơn.
Những yếu tố có thể gây ra sẹo rỗ đáy nhọn gồm:
- Có các tổn thương mụn viêm
- Trì hoãn hoặc không điều trị mụn viêm
- Cạy, nặn mụn, điều trị mụn không đúng cách
Cơ thể chữa lành các vết thương bằng cách sản sinh collagen và elastin. Khi mụn trứng cá nặng hoặc viêm nhiễm xâm nhập sâu vào da, chúng có thể gây tổn thương da và các mô bên dưới. Nếu cơ thể tạo ra quá nhiều collagen, sẹo lồi sẽ hình thành. Tương tự, sẹo rỗ sẽ phát triển nếu lượng collagen được sản xuất ra không đủ.
1.2 Biểu hiện của sẹo rỗ đáy nhọn
Các loại sẹo rỗ khác thường có diện tích rộng và vùng rìa sẹo có độ dốc hoặc sắc cạnh. Nhưng sẹo rỗ đáy nhọn thì khác, chúng rất dễ để nhận biết với diện tích sẹo nhỏ, và đáy sâu hơn tất cả các loại sẹo. Sẹo thường có hình chữ V và diện tích nhỏ hơn 2mm.
Bạn có thể phân biệt ngay bằng mắt thường, bởi loại sẹo này thường hình thành một mảng rộng với nhiều sẹo rỗ nằm cạnh nhau. Hình dạng sẹo rỗ đáy nhọn tương tự như tổn thương khi bị vật sắc nhọn đâm vào hoặc cũng có hình dáng như lỗ chân lông bị giãn nở.
2. Có những phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn nào?
Phương pháp điều trị truyền thống sẽ bao gồm phẫu thuật hoặc thủ thuật tái tạo bề mặt da do bác sĩ da liễu thực hiện. Tuy nhiên xu hướng hiện nay thường áp dụng đa trị liệu, nghĩa là sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và nhanh nhất.
Các biện pháp dưới đây sẽ được bác sĩ da liễu cân nhắc lựa chọn để điều trị sẹo lõm đáy nhọn, tùy thuộc vào tình trạng sẹo của từng người.
2.1 Bóc tách đáy sẹo
Đây là biện pháp cắt đứt các chân sẹo dưới bề mặt da. Sau khi thực hiện xâm lấn cắt mô xơ, máu sẽ tràn vào đầy vết cắt và có thể làm đầy sẹo lõm trong thời gian ngắn. Sau đó, quá trình tái cấu trúc lại vùng da dưới đáy sẹo sẽ từ từ nâng cao vùng da lên, làm giảm thiểu độ lõm của sẹo.
Tăng sinh mạch máu và collagen có thể làm sẹo đầy lên nhanh chóng, sau một thời gian vùng da ổn định lại mới có thể nhận biết được chính xác hiệu quả cuối cùng là cải thiện được khoảng bao nhiêu phần trăm.
2.2 Phương pháp Laser vi điểm
Tái tạo bề mặt da bằng laser là phương pháp truyền thống để điều trị các tình trạng lão hóa như làm đầy nếp nhăn, làm sáng da nám… Đây cũng là phương pháp được ưu tiên điều trị sẹo rỗ đáy nhọn bởi hiệu quả nhanh chóng và có tác dụng lâu dài, không cần phải đi lại điều trị nhiều lần.
Trong quá trình điều trị, laser tần số cao sẽ tác động vào từng vết sẹo rỗ để thúc đẩy sản xuất collagen và elastin..
Laser có hai loại là laser xâm lấn và laser không xâm lấn. Laser xâm lấn có thể gây ra một số nguy cơ sau điều trị như: Mẩn đỏ, mụn, sưng tấy, ngứa da, tăng sắc tố da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời… Do đó phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn cũng như có những tư vấn sau chăm sóc da sau điều trị một cách khoa học.
2.3 Phương pháp chấm sẹo TCA tái tạo da
TCA là viết tắt của Trichloroacetic Acid. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ da liễu sẽ kéo căng vùng da bị ảnh hưởng, sau đó bôi một lượng nhỏ TCA nồng độ cao lên vết sẹo, làm tổn thương lớp biểu bì của da. Khi vết thương lành lại, các sợi collagen mới hình thành bên trong vết sẹo, làm đầy da lên và lấp đi vết lõm của sẹo rỗ. Lưu ý, nồng độ và liều lượng của của TCA cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, nếu không sẽ dễ gây ra các tổn thương nặng hơn cho làn da.
2.4 Cấy da siêu vi điểm
Với những vết sẹo sâu và hẹp, bác sĩ thường lựa chọn phương pháp cấy ghép da. Quy trình này bao gồm việc cắt bỏ da khỏi sẹo và thay thế bằng ghép da. Bác sĩ da liễu sẽ lấy da từ một bộ phận khác từ chính cơ thể người cần điều trị, chẳng hạn như vùng da sau tai. Nhược điểm của phương pháp này là bạn sẽ cần ghép rất nhiều lần cho một vết sẹo. Đôi khi, sau khi ghép da, vùng da mới này có thể sẽ bị lồi lên so với vùng da xung quanh.
2.5 Lăn kim, phi kim
Lăn kim là một phương pháp nhằm mục đích khuyến khích sản xuất collagen, dựa vào việc làm tổn thương da để thúc đẩy sản xuất collagen. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị lăn lên các vết sẹo rỗ đáy nhọn. Thiết bị này sẽ tạo ra các lỗ nhỏ trên da, tạo ra các sợi collagen mới khi chúng lành lại. Sự hình thành collagen sẽ này giúp lấp đầy sẹo dần dần. Nhiều người có thể bị sưng hoặc bầm tím sau khi làm biện pháp này và có thể kéo dài tình trạng trong vài ngày.
Bên cạnh những phương pháp phổ biến trên, những phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn còn có thể gồm: mài da, lột da hóa học, bôi thuốc điều trị sẹo, bôi tinh dầu… Tuy nhiên các phương pháp này chủ yếu chỉ tác động trên bề mặt da, làm da căng mịn hơn mà không điều trị vết sẹo hiệu quả. Cho nên những phương pháp này thường được sử dụng để hỗ trợ, kết hợp với những phương pháp khác trong điều trị sẹo rỗ đáy nhọn.
3. Cách ngăn ngừa sẹo rỗ đáy nhọn
Bởi nguyên nhân chính của sẹo rỗ là mụn trứng cá, cho nên hạn chế mụn phát triển hoặc điều trị mụn chính là cách ngăn ngừa sẹo rỗ hiệu quả nhất. Bạn có thể thực hiện các bước sau để ngăn chặn sẹo rỗ ngay từ đầu:
- Tránh cậy nặn mụn hoặc chạm vào các tổn thương do mụn
- Bảo vệ da sau khi đã hết mụn
- Làm sạch da nhẹ nhàng bằng cách tránh các hoạt động chà sát mạnh và không sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh.
- Sử dụng các sản phẩm và mỹ phẩm chăm sóc da không chứa dầu khoáng để làn da luôn được thông thoáng, hạn chế sự hình thành mụn trứng cá.
Mọi người có thể ngăn ngừa mụn trứng cá bằng cách chăm sóc da hàng ngày. Nếu tình trạng nặng, hãy điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu để hạn chế tối đa sự xuất hiện của sẹo do mụn. Hầu hết các vết sẹo rỗ đáy nhọn không thể biến mất hoàn toàn, cho dù đã được điều trị. Nhưng chúng có thể cải thiện dần theo thời gian nếu được điều trị với phương pháp phù hợp. Hãy tới gặp bác sĩ da liễu tại những địa chỉ uy tín để xác định phương pháp điều trị sẹo lõm đáy nhọn hiệu quả nhất.
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.