Bên cạnh các kiểu rụng tóc thông thường như rụng tóc do di truyền, rụng tóc sau sinh thì rụng tóc do bệnh tự miễn cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn. Vậy rụng tóc do bệnh tự miễn là gì và có khắc phục được không?
1. Thế nào là rụng tóc do bệnh tự miễn
Nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng hay rụng tóc Areata là kết quả của các bệnh tự miễn. Đó là do hệ thống miễn dịch nhận lầm các nang tóc là yếu tố xâm nhập ngoại lai và tấn công chúng. Những nang tóc bị tấn công bị tổn thương, suy yếu. Thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc. Các vùng lông khác trên cơ thể cũng có thể bị rụng tương tự.
Các bệnh tự miễn gây ra chứng rụng tóc từng mảng bao gồm: viêm da dị ứng, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bạch biến, hội chứng down. Một số bệnh khác cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng rụng tóc như: Lupus đỏ, Lichen phẳng nang lông, thiếu máu ác tính, đái tháo đường…
Biểu hiện của chứng rụng tóc do bệnh tự miễn
Rụng tóc từng mảng thường tạo ra những mảng hói hình tròn nhỏ, chúng có thể nằm sát cạnh nhau hoặc rải rác trên da đầu. Rụng tóc từng mảng có xu hướng lan rộng ra nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Chứng rụng tóc này không lây lan và thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên bệnh cũng có thể tìm thấy ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh thường khó ngăn ngừa vì chu kỳ xuất hiện của nó không thể đoán trước được.
Chứng rụng tóc do bệnh tự miễn này có một đặc trưng là có thể tự lành ở một số người, tóc mọc trở lại như bình thường sau khoảng vài tháng. Nhưng chúng cũng rất dễ tái phát lại ở những vị trí khác với vị trí ban đầu. Những vùng như tay, chân, lông mày cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng rụng tóc này.
2. Những phương pháp điều trị chứng rụng tóc do bệnh tự miễn
Thông thường, điều trị chứng rụng tóc từng mảng sẽ phụ thuộc vào việc điều trị các nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng bệnh. Nếu các nguyên nhân gây bệnh được kiểm soát thì sẽ ngăn chặn được tình trạng rụng tóc tiến triển nhanh hơn. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của rụng tóc từng mảng, ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Sử dụng thuốc điều trị
Các bác sĩ da liễu thường kê đơn sử dụng thuốc để tiêm trực tiếp hoặc bôi vào vùng bị rụng tóc trong điều trị chứng rụng tóc do bệnh tự miễn. Hai loại thuốc được cho là có hiệu quả nhất là corticosteroid và minoxidil. Những thành phần này có tác dụng ngăn chặn tiến trình rụng tóc và kích thích tóc mọc lên.
Phác đồ điều trị chứng rụng tóc từng mảng sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của từng người. Cơ địa của mọi người cũng có sự khác biệt nhất định, do đó bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kê đơn. Có như vậy, hiệu quả điều trị mới được nâng cao.
Sử dụng công nghệ cao
Bởi vì hệ thống miễn dịch đã làm suy yếu các nang tóc, khiến nang tóc không thể thực hiện chức năng của mình như bình thường. Cho nên, hồi phục lại những nang tóc là điều kiện tiên quyết để giải quyết chứng rụng tóc do bệnh tự miễn.
Hiện tại phương pháp cung cấp dưỡng chất, các yếu tố vi lượng cho nang tóc ứng dụng trong hỗ trợ điều trị rụng tóc được coi là phương pháp nổi bật nhất và có thể khắc phục chứng rụng tóc từng mảng. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là đưa tinh chất vào sâu trong nang tóc để nuôi dưỡng lại những nang tóc bị khô héo. Sau khi được hồi phục, những nang tóc này có thể tiếp tục chức năng của mình, là tạo mầm tóc mới và duy trì vòng đời tóc.
Không chỉ khiến tóc mọc lại mà những nang tóc đang hoạt động trước đó cũng được củng cố sức mạnh, chống lại những tác nhân tấn công, giữ cho tóc luôn khỏe mạnh và không tiếp tục rụng. Với phương pháp phù hợp, tình trạng rụng tóc của bạn có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên các vấn đề mãn tính có thể phát sinh rất bất thường. Bạn cần có bác sĩ theo dõi và đánh giá để giúp bạn khắc phục tình trạng bất cứ lúc nào.
3. Hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc do bệnh tự miễn tại phòng khám Maia
Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia đã ứng dụng phương pháp cung cấp dưỡng chất, các yếu tố vi lượng cho nang tóc vào điều trị chứng rụng tóc và thu được những hiệu quả vô cùng đáng mừng. Theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phương pháp này được áp dụng cùng với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị.
Phác đồ dành cho mỗi người sẽ có những điều chỉnh nhất định sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh rụng tóc. Hiệu quả điều trị rụng tóc do bệnh tự miễn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng ban đầu và cơ địa của người tiếp nhận.
Tuy nhiên, thông thường sử dụng phương pháp cung cấp dưỡng chất, các yếu tố vi lượng cho nang tóc sẽ cho thấy kết quả sau lần đầu tiên sử dụng. Dấu hiệu ban đầu là tóc giảm rụng tại những vùng xung quanh bị ảnh hưởng và thuyên giảm các bệnh lý kèm theo. Sau khoảng 3 đến 4 buổi, tóc bắt đầu mọc lên tại chính các mảng da đầu bị hói.
Quy trình hỗ trợ điều trị tại phòng khám như sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây rụng tóc
- Bước 2: Soi và kiểm tra nang tóc bằng máy công nghệ cao
- Bước 3: Lên phác đồ điều trị
- Bước 4: Sử dụng phương pháp cung cấp dưỡng chất, các yếu tố vi lượng cho nang tóc đưa tinh chất nuôi dưỡng nang tóc
- Bước 5: Phun dưỡng chất nuôi dưỡng tóc và da đầu
- Bước 6: Chiếu ánh sáng sinh học hỗ trợ kích thích mọc tóc
- Bước 7: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà bằng các sản phẩm hỗ trợ
Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu nghi ngờ là chứng rụng tóc từng mảng và trùng hợp là đang mắc một trong số những bệnh miễn dịch thì rất có thể bạn đã mắc chứng rụng tóc do bệnh tự miễn. Cho dù có hay không có tình trạng bệnh thì bạn cũng nên tới gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra.
Rụng tóc không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng rụng tóc có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh tiềm ẩn. Bạn nên thăm khám sớm để điều trị kịp thời, trước khi tình trạng rụng tóc và bệnh lý tiến triển nặng hơn. Nếu bạn đang cần tư vấn về tình trạng rụng tóc của mình, hãy liên hệ với phòng khám Maia&Maia, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.
Bé bị rối loạn miễn dịch có sp hỗ trợ mộc tóc tại nhà ko ạ