Mụn nhọt bị vỡ nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về da. Cùng tìm hiểu chi tiết về mức độ nguy hiểm khi nốt nhọt bị vỡ cũng như cách xử lý an toàn trong bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Lý do mụn nhọt bị vỡ
Trên thực tế, mụn nhọt ở lưng, ngực, tay, mặt, mông hay vùng kín là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ. Thông thường, mụn nhọt sẽ vỡ sau một thời gian hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Mụn đã chín: Khi mụn nhọt phát triển, bên trong nó tích tụ mủ, tế bào chết và vi khuẩn. Đến thời điểm mụn chín, áp lực bên trong tăng lên làm cho nốt mụn vỡ ra.
- Tác động từ bên ngoài: Những tác động như nặn, va đập từ bên ngoài khiến cho nốt nhọt bị vỡ khi chúng chưa chín.
II. Nốt mụn nhọt bị vỡ có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp nốt mụn bị vỡ được xử lý đúng cách sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi nốt mụn bị vỡ dù với nguyên nhân do đâu nhưng không được chăm sóc tốt có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da như.
- Nhiễm trùng: Nốt nhọt vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng lan rộng.
- Sẹo: Nếu chăm sóc da không đúng cách sẽ hình thành sẹo tại vị trí nốt nhọt làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.
- Tái phát mụn: Vị trí nốt mụn nhọt không được xử lý đúng cách có thể tái phát trở lại.
TÌM HIỂU THÊM: Mụn nhọt và ung thư da có liên quan không?
III. Cách xử lý khi mụn nhọt bị vỡ
Việc xử lý đúng cách khi nốt nhọt vỡ giúp kiểm soát các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Vì thế, mọi người cần bỏ túi ngay những hướng dẫn xử lý sau đây:
Bước 1: Vệ sinh, sát khuẩn tay
Việc đầu tiên cần làm khi nặn mụn là vệ sinh tay sạch sẽ bằng cồn 70 độ. Vì nếu da tay không được vệ sinh, khi tiếp xúc với nốt mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Bước 2: Lau sạch vùng da bị vỡ
Chất dịch, máu, mủ sẽ chảy ra ngoài khi nốt mụn vỡ ra. Vì thế, mọi người cần lau sạch sẽ để kiểm soát viêm nhiễm và tránh lây lan sang các khu vực xung quanh. Mọi người hãy dùng bông gòn lau sạch một cách nhẹ nhàng chất dịch chảy ra từ vùng này.
Bước 3: Nặn nhân mụn nhọt bị vỡ
Phần nhân còn sót lại sau khi mụn nhọt vỡ ra cần được loại bỏ triệt để tránh cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm trở lại. Thực hiện bằng cách dùng lực đẩy dần từ phía ngoài vào bên trong phần nhân mụn để chúng trồi lên trên bề mặt da. Kế tiếp, dùng bông gòn thấm hút mủ và máu, ngăn chúng chảy ra ngoài.
Lưu ý: Chỉ thực hiện cách này với trường hợp mụn vỡ không quá nghiêm trọng, nếu nốt mụn vỡ quá nặng, mọi người cần tới gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách, hạn chế tối đa tổn thương.
Bước 4: Cầm máu sau khi nặn
Mụn nhọt vỡ ra thường kèm theo nhiều máu, vì thế mọi người cần vệ sinh và cầm máu tại khu vực này. Mọi người có thể tham khảo sử dụng thuốc sát trùng Povidine màu đỏ để sát khuẩn, ngăn ngừa chảy máu và làm vết thương nhanh khô.
Bước 5: Vệ sinh vùng da sau khi nặn
Bước này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ dịch mủ sang các vùng khác cũng như tránh xảy ra viêm nhiễm, tái phát mụn trở lại. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua khi mụn bị vỡ.
Bước 6: Dùng miếng dán mụn bảo vệ vết thương
Sau khi vùng da có mụn nhọt vỡ đã được vệ sinh, mọi người nên dùng miếng dán mụn nhọt để bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn tấn công; hỗ trợ hút nhân và dịch mủ còn sót lại làm cho cồi mụn nhanh khô, mau lành. Bên cạnh đó, miếng dán mụn cũng giúp ngăn máu, dịch mủ từ mụn lây lan sang các khu vực xung quanh.
Bước 7: Chườm mát
Sử dụng đá bọc bên ngoài một chiếc khăn sạch và chườm nhẹ lên vùng da bị mụn vỡ để làm xẹp nhanh chóng các nốt mụn. Chú ý không chườm đá trực tiếp lên nốt mụn gây đau nhói và khiến nước đá chảy vào vết thương hở dễ dẫn tới viêm nhiễm.
IV. Cách chăm sóc da sau khi mụn nhọt bị vỡ
Bên cạnh việc xử lý mụn nhọt sau khi vỡ, mọi người cũng cần chú ý chăm sóc đúng cách để nhanh làm lành tổn thương và không để lại sẹo:
- Vệ sinh kỹ vùng da có mụn nhọt bằng nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn, ngừa viêm.
- Không chạm tay vào vết mụn tránh gây tổn thương da.
- Hạn chế các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước, giữ cho vết thương khô ráo.
- Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày.
- Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin C và các dưỡng chất khác nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Kiêng đồ ăn chế biến với gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung nước, đảm bảo đủ 2 lít/ngày, kiêng đồ uống có cồn, nước ngọt cá gas.
- Tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
- Thăm khám với bác sĩ nếu vùng da có mụn nhọt xuất hiện dấu hiệu bất thường.
V. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau quá trình chăm sóc nốt mụn nhọt bị vỡ nếu gặp những tình trạng sau đây, mọi người cần thăm khám với bác sĩ ngay:
- Vùng da xuất hiện nốt nhọt bị sưng đỏ, chảy nhiều dịch kèm máu và có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Thời gian làm lành vết thương kéo dài, sau nhiều ngày vẫn còn sưng tấy, đau nhức dữ dỗi không thuyên giảm.
- Xuất hiệu các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, khó chịu tại vị trí mủ nhọt…
Trên đây là những thông tin về tình trạng mụn nhọt bị vỡ và hướng dẫn xử lý đúng cách giúp kiểm soát các rủi ro gây nguy hiểm cho sức khỏe của làn da. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để đặt lịch thăm khám và điều trị kịp thời.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.