Lưỡi có đốm trắng là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe đơn giản nhưng cũng có khi lại cảnh báo những bất thường về sức khỏe. Việc tìm hiểu chi tiết thông tin về tình trạng này là rất cần thiết để giúp mọi người kịp thời xử lý cũng như kiểm soát rủi ro. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Lưỡi nổi đốm trắng là bị làm sao?
Đây là tình trạng xuất hiện những đốm trắng với nhiều kích thước khác nhau trên bề mặt lưỡi và dễ dàng nhận thấy qua các đặc điểm như:
- Lưỡi có đốm trắng li ti hoặc các mảng trắng dễ nhận thấy.
- Đôi khi kèm theo cảm giác đau, ngứa hoặc rát.
- Cảm giác khô miệng hoặc hơi thở có mùi.
- Có thể bị mất vị giác.
Tình trạng đốm lưỡi gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, đốm trắng ở lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
II. Nguyên nhân nổi đốm trắng ở lưỡi
Lưỡi có đốm trắng li ti do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Vệ sinh răng miệng: Không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên lưỡi gây ra các đốm trắng hoặc mảng trắng.
- Tưa miệng: Đây là tình trạng niêm mạc miệng bị nhiễm nấm Candida albicans quá mức, thường gặp ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Theo đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là nổi các mảng trắng trên lưỡi và niêm mạc miệng.
- Chấn thương: Những chấn thương gặp ở lưỡi như cắn phải lưỡi, ăn đồ cay nóng, món ăn có kết cấu sắc nhọn… là nguyên nhân gây ra các tổn thương niêm mạc lưỡi dẫn đến sự xuất hiện của vết loét hoặc đốm trắng.
- Mụn rộp: Nhiễm virus herpes là nguyên nhân gây ra các nốt mụn nước nhỏ, sau đó chúng sẽ vỡ ra và hình thành đốm trắng, thường thấy ở lưỡi hoặc trong miệng.
- Bạch sản: Đây là tình trạng xuất hiện những mảng dày màu trắng phổ biến ở lưỡi. Bệnh này không tự tiêu biến đi mà tồn tại rất lâu trong miệng. Một số trường hợp mắc bệnh bạch sản là dấu hiệu sớm của ung thư.
- Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác như thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu hoặc mắc các bệnh tự miễn cũng góp phần làm xuất hiện tình trạng đốm lưỡi.
TÌM HIỂU THÊM: Đốm trắng trên môi là bị làm sao? Có nguy hiểm không?
III. Đốm trắng trên lưỡi có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp gặp vấn đề lưỡi nổi đốm trắng không gây nguy hiểm nhưng nếu đi kèm một số dấu hiệu như đau rát kéo dài, đau khi nuốt, thay đổi khẩu vị, sốt cao, chảy mủ, hôi miệng… mọi người cần thăm khám bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
IV. Cải thiện tình trạng lưỡi bị đốm trắng tại nhà
Để cải thiện tình trạng lưỡi bị đốm trắng, mọi người có thể áp dụng những biện pháp sau.
1. Vệ sinh răng miệng
Khi lưỡi nổi đốm trắng, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng để cải thiện tình trạng này bằng việc: chải răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm mại, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng, súc miệng bằng nước muối giảm vi khuẩn, nấm hình thành trong khoang miệng.
2. Dùng thuốc
Các loại thuốc dùng trong điều trị lưỡi có đốm trắng bao gồm:
- Thuốc chống nấm: Nếu nguyên nhân do nhiễm nấm Candida thì việc sử dụng các loại thuốc chống nấm là cần thiết. Một số loại thuốc chứa thành phần như nystatin, clotrimazole… sẽ được bác sĩ chỉ định khi gặp phải tình trạng này.
- Thuốc kháng sinh: Nếu đốm trắng trên lưỡi do nhiễm trùng vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh như Amoxicillin hoặc Tetracycline có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng trong khoang miệng và giúp làm giảm các đốm trắng trên lưỡi.
Lưu ý, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mọi người cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn nhằm kiểm soát những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
V. Cách để ngăn ngừa hiện tượng đốm trắng ở lưỡi
Mọi người hãy chủ động phòng ngừa hiện tượng đốm trắng ở lưỡi bằng việc thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Chải răng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, vi khuẩn.
- Hạn chế thức ăn nóng, cay, hoặc chua: Tránh gây kích ứng cho lưỡi và niêm mạc miệng.
- Uống đủ nước: Giúp giữ cho miệng luôn ẩm và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Giữ sức khỏe toàn diện: Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin B12 và các dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe của niêm mạc miệng.
- Thăm khám định kỳ: Đến gặp bác sĩ chuyên môn để kiểm tra sức khỏe khoang miệng, đặc biệt khi có các triệu chứng bất thường kéo dài.
Thông tin trong bài viết trên đã giúp mọi người có thêm hiểu biết về tình trạng lưỡi có đốm trắng và cách cải thiện hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy gọi đến số hotline 032 845 1188 của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia để nhận tư vấn miễn phí.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.