Chất bảo quản tồn tại trong nhiều sản phẩm khác nhau. Trong quá trình sử dụng, một số người gặp phải tình trạng dị ứng chất bảo quản. Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ chia sẻ chi tiết về triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
I. Dị ứng chất bảo quản là như thế nào?
Đây là tình trạng hệ miễn dịch nhận diện nhầm chất bảo quản là tác nhân gây hại, từ đó sản xuất các kháng thể và giải phóng histamin gây ra các triệu chứng dị ứng. Đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng chất bảo quản là người có cơ địa nhạy cảm, tiền sử dị ứng với các chất hóa học hoặc các loại dị nguyên khác.
Ngoài ra, khả năng bị dị ứng cũng cao hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với chất bảo quản trong công việc và sinh hoạt như nhân viên y tế, thợ làm tóc, thợ sơn, nội trợ,…
II. Các loại chất bảo quản thường gây dị ứng
Có rất nhiều chất bảo quản có thể gây dị ứng như:
1. Chất bảo quản trong thực phẩm
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, chất bảo quản được thêm vào để duy trì độ tươi ngon và an toàn thực phẩm, nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân gây kích ứng bởi các thành phần:
- Benzoate: Được sử dụng trong đồ uống có ga, nước ép trái cây và một số loại thực phẩm chế biến sẵn giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn hay nấm mốc.
- Nitrat/Nitrit: Chất bảo quản này giúp ngăn ngừa thịt bị hỏng và tạo màu thịt.
- Sulfite: Thường có trong trái cây sấy khô, rượu vang và một số sản phẩm đóng hộp.
2. Chất bảo quản trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân
Chất bảo quản có công dụng giữ nguyên cấu trúc, màu sắc chất lượng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tuy nhiên, một số loại chất lại gây dị ứng như:
- Phenoxyethanol: Là chất bảo quản giúp loại bỏ vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong sữa tắm, kem dưỡng, toner,… Sử dụng Phenoxyethanol quá 1% sẽ gây nên hiện tượng kích ứng da.
- Methylisothiazolinone: Sản phẩm rửa trôi thường chứa hoạt chất Methylisothiazolinone dễ gây dị ứng, đặc biệt là khi tiếp xúc với làn da nhạy cảm.
- Paraben: Là loại chất bảo quản giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong kem dưỡng ẩm, khử mùi, kem cạo râu,…
3. Chất bảo quản trong dược phẩm
Chất bảo quản thường xuất hiện trong các loại thuốc Đông y như:
- Phospho: Hoạt chất này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra phosphine gây nhức đầu, ù tai, co giật, dị ứng hô hấp, tổn thương tim mạch, thận,…
- Lưu huỳnh: Thành phần này có thể gây buồn nôn, khó thở, ngạt mũi, thậm chí là tử vong.
- Chất chống ẩm mốc: Loại chất này không chỉ khiến cơ thể bị dị ứng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư.
4. Chất bảo quản trong các sản phẩm khác
Ngoài ra, chất bảo quản gây dị ứng còn tồn tại trong nhiều sản phẩm khác như:
- Nước rửa chén: Hoạt chất formaldehyde giúp kéo dài thời sử dụng nước rửa chén. Tuy nhiên, thành phần này lại khiến làn da, mắt bị kích ứng.
- Nước giặt quần áo: Chất Paraben có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, nấm gây hại phát triển trong nước giặt nhưng lại gây ra tình trạng dị ứng da khi sử dụng.
- Sơn và chất kết dính: Một số loại sơn, keo dán hay chất trám chứa các chất bảo quản như isothiazolinone gây dị ứng khi hít vào hoặc tiếp xúc.
BẠN ĐÃ BIẾT: Thế nào là dị ứng gỗ trầm hương?
III. Triệu chứng bị dị ứng với chất bảo quản
Dị ứng chất bảo quản là hiện tượng xuất hiện phổ biến và có thể nhận biết thông quá những triệu chứng sau:
- Biểu hiện trên da: Vùng da tiếp xúc với chất bảo quản bị nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa dữ dội và sưng phù. Một số trường hợp còn xuất hiện viêm da tiếp xúc với các vết ban đỏ, mụn nước.
- Triệu chứng hô hấp: Hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở hoặc ho khan kéo dài.
- Biểu hiện tiêu hóa: Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng quặn thắt, tiêu chảy hoặc đầy hơi, khó tiêu sau ăn.
- Triệu chứng toàn thân: Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng chất bảo quản còn gây ra phản ứng toàn thân như chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc sốc phản vệ rất nguy hiểm.
IV. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp có những dấu hiệu nghi ngờ dị ứng, mọi người nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bằng các cách sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sản phẩm đã từng tiếp xúc nhằm phát hiện tình trạng dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ lấy một lượng máu nhỏ nhằm đo lượng kháng thể IgE và chẩn đoán hiện tượng dị ứng do chất bảo quản gây nên.
- Xét nghiệm chích da: Đưa chất bảo quản vào da nhằm phát hiện tình trạng dị ứng.
- Thử thách thức ăn bằng miệng: Tiêu thụ một lượng nhỏ thực phẩm nghi ngờ có chất bảo quản gây dị ứng. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
V. Cách xử lý khi bị dị ứng chất bảo quản
Mọi người có thể thực hiện khắc phục tình trạng dị ứng với chất bảo quản theo hướng dẫn sau:
1. Khắc phục tại nhà
Với các trường hợp dị ứng mức độ nhẹ, mọi người hãy thực hiện các biện pháp xử lý sau:
- Dừng sử dụng các sản phẩm chứa chất bảo quản nghi ngờ gây dị ứng
- Vệ sinh sạch vị trí tiếp xúc với sản phẩm chứa chất bảo quản nhằm làm dịu các triệu chứng trên da
- Sử dụng túi chườm giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, cải thiện hiện tượng dị ứng
- Thoa kem dưỡng nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương do dị ứng gây nên
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp thải độc và củng cố hàng rào bảo vệ da từ bên trong
- Theo dõi kỹ các phản ứng của cơ thể và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng dị ứng tiến triển nặng
2. Điều trị y tế chuyên sâu
Ngoài việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ tại nhà, điều trị y tế chuyên sâu là giải pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng dị ứng để chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc bôi ngoài da: Kem bôi chứa hoạt chất phenol, sulfat kẽm,… có công dụng làm dịu da, giảm ngứa, cải thiện tình trạng dị ứng.
- Thuốc uống: Thành phần clorpheniramin, alimemazin, cetirizin, acrivastin,… trong thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, phát ban.
- Liệu pháp miễn dịch: Bác sĩ tiêm định kỳ một lượng nhỏ chất gây dị ứng đã được tinh chế để cơ thể dần dần thích nghi và giảm phản ứng miễn dịch.
- Tiêm Epinephrine: Đây là biện pháp cấp cứu khẩn cấp cho trường hợp sốc phản vệ do dị ứng gây ra. Epinephrine giúp nhanh chóng mở đường thở, tăng huyết áp và ổn định tình trạng của người bệnh.
VI. Dị ứng da do chất bảo quản nên khám ở đâu?
Trong suốt quá trình 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia luôn tự hào là địa chỉ chữa dị ứng uy tín hàng đầu được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi:
- Được cấp phép hoạt động bởi Sở Y Tế
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Thăm khám, xét nghiệm, tư vấn và điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn theo phác đồ cá nhân hóa
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị dị ứng
VII. Lưu ý phòng ngừa dị ứng chất bảo quản
Phòng tránh sớm giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tình trạng dị ứng với chất bảo quản. Dưới đây là những biện pháp ngăn ngừa mà mọi người nên ghi nhớ:
- Kiểm tra kỹ thành phần trong các sản phẩm trước khi dùng
- Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống
- Theo dõi các kỹ cơ thể sau khi sử dụng các sản phẩm có chất bảo quản và thông báo cho bác sĩ nếu phát hiện các phản ứng bất thường
- Thực hiện xét nghiệm dị nguyên nhằm phát hiện tình trạng dị ứng chất bảo quản sớm
- Giữ cơ thể luôn sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ các chất gây dị ứng tấn công cơ thể
- Uống nhiều nước nhằm tăng cường khả năng thải độc và duy trì làn da mềm mịn
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây dị ứng
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá,… khiến hệ miễn dịch bị suy yếu dễ gặp tình trạng dị ứng
- Tập yoga, chạy bộ,… nhằm duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ dị ứng
Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về triệu chứng thường gặp và cách xử lý khi bị dị ứng chất bảo quản. Nếu đang gặp phải tình trạng này, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội