Trang sức bạc là phụ kiện thời trang được yêu thích bởi vẻ đẹp tinh tế và khả năng chống gió, kỵ cảm. Tuy nhiên, dị ứng bạc lại là tình trạng phổ biến gây cảm giác ngứa rát, mẩn đỏ khó chịu khi sử dụng. Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết sau.
I. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng bạc
Dị ứng bạc là một dạng dị ứng kim loại, trong đó hệ miễn dịch phản ứng quá mức với thành phần bạc trong các món đồ trang sức gây ra biểu hiện kích ứng ngoài da tại vị trí tiếp xúc. Tình trạng này thường xảy ra khi đeo trang sức bạc như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, hoa tai,… với các vị trí thường gặp như cổ, tay, tai, ngón tay, cổ chân.
Các triệu chứng dị ứng với bạc thường xuất hiện ngay khi tiếp xúc hoặc sau vài ngày với biểu hiện điển hình bao gồm:
- Da bị mẩn đỏ, phát ban nhẹ hoặc ngứa ngáy
- Xuất hiện mụn nước li ti hoặc vùng da bị khô, tróc vảy
- Cảm giác nóng rát hoặc sưng tấy nhẹ quanh khu vực đeo trang sức
II. Nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng bạc
Không phải tất cả các trường hợp sử dụng bạc đều gây dị ứng và xuất hiện triệu chứng bất thường, chủ yếu do chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố phổ biến như:
- Thành phần hợp kim trong bạc: Trang sức bạc không phải lúc nào cũng là bạc nguyên chất (bạc 999), các loại bạc phổ biến như bạc 925 thường pha thêm kim loại như niken, đồng là tác nhân dễ gây kích ứng da.
- Cơ địa và hệ miễn dịch: Những người có cơ địa dị ứng, da nhạy cảm, tiền sử dị ứng với kim loại hoặc bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, chàm da dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với bạc.
- Yếu tố bên ngoài: Tình trạng dị ứng bạc còn có nguy cơ cao xảy ra ở các trường hợp đeo trang sức trong thời gian dài mà không tháo ra, chế độ vệ sinh kém hoặc trang sức bị oxy hóa, môi trường nóng ẩm khiến da nhạy cảm hơn và nước hoa, mỹ phẩm làm tăng tính ăn mòn của bạc.
KHÔNG NÊN BỎ QUA: Thế nào là dị ứng phấn rôm?
III. Chẩn đoán dị ứng bạc như thế nào?
Để xác định chính xác mức độ và tình trạng dị ứng bạc thực tế, mọi người cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán. Tại đây, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng cùng với các phương pháp xét nghiệm dị ứng chuyên khoa nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ quan sát trực tiếp vùng da tổn thương, khai thác tiền sử tiếp xúc với trang sức bạc và biểu hiện đi kèm.
- Test áp bì (Patch test): Miếng dán chứa lượng nhỏ kim loại được dán lên da để theo dõi phản ứng cơ thể. Đây là phương pháp thường được chỉ định thực hiện để xác định dị ứng kim loại như niken hoặc đồng có trong bạc.
- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm công thức máu hoặc IgE đặc hiệu để loại trừ dị ứng do các nguyên nhân khác.
IV. Hướng xử lý khi bị dị ứng với bạc
Dựa vào tình trạng dị ứng thực tế và mức độ triệu chứng xuất hiện trên cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp xử lý theo hướng dẫn sau:
1. Điều trị tại nhà
Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường tại vị trí tiếp xúc với bạc, mọi người nên thực hiện các biện pháp kiểm soát và cải thiện phản ứng trên da nhanh chóng như sau:
- Tháo bỏ trang sức bạc ngay lập tức
- Rửa sạch, vệ sinh vùng da bị kích ứng bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch
- Chườm lạnh bằng khăn vải mềm giúp giảm sưng, ngứa rát
- Không gãi hay chà xát mạnh, tránh làm vết thương lan rộng
- Dưỡng ẩm vùng da kích ứng bằng kem không mùi và không hóa chất
- Theo dõi triệu chứng sát sao, nếu không thấy thuyên giảm mà có dấu hiệu lan rộng cần chuyển sang phương pháp điều trị y khoa ngay
2. Điều trị y tế
Khi triệu chứng dị ứng bạc trở nặng và không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, mọi người cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc điều trị như:
- Thuốc bôi corticoid gồm Hydrocortisone 1%, Betamethasone, Clobetasol,… phù hợp với biểu hiện viêm tại chỗ như ngứa, đỏ, rát, tróc vảy nhưng cần tránh bôi lên vùng da hở, mắt, môi và không sử dụng kéo dài quá 7 ngày
- Thuốc kháng histamin đường uống như Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine, Chlorpheniramine,… được chỉ định với trường hợp phản ứng dị ứng lan rộng, ngứa toàn thân, nổi mề đay hoặc khó chịu nhiều
- Thuốc mỡ kháng sinh được chỉ định với trường hợp bị nhiễm khuẩn, trầy xước, để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và thúc đẩy tái tạo lành da
- Thuốc kháng viêm toàn thân như Prednisolone, Methylprednisolone giúp giảm nhanh dị ứng nghiêm trọng, tuy nhiên tuyệt đối không tự ý sử dụng vì tiềm ẩn tác dụng phụ như suy thận, loãng xương
V. Địa chỉ khám và điều trị da dị ứng bạc uy tín
Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tự hào là địa chỉ thăm khám, điều trị tình trạng dị ứng uy tín hàng đầu hiện nay được đông đảo khách hàng tín nhiệm lựa chọn bởi:
- Là cơ sở điều trị da liễu uy tín đã được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang
- Điều trị dị ứng theo phác đồ chuẩn y khoa từ bác sĩ nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả, ngừa tái phát
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc
VI. Lưu ý để phòng ngừa dị ứng bạc
Với tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
1. Chọn mua trang sức chất lượng
- Ưu tiên bạc nguyên chất bạc 999 và hạn chế bạc pha niken hoặc đồng
- Mua tại các địa chỉ uy tín, có chứng nhận chất lượng
- Hạn chế dùng đồ trang sức không rõ nguồn gốc, ham đồ giá rẻ
2. Sử dụng trang sức an toàn
- Không đeo khi tắm, chơi thể thao hoặc ra mồ hôi nhiều
- Vệ sinh trang sức định kỳ bằng nước ấm pha xà phòng dịu nhẹ
- Tránh để trang sức tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa khiến bạc bị oxy hóa
- Không đeo liên tục 24/7 nên tháo ra khi ngủ
- Khi thấy bạc đổi màu hoặc bị xỉn, nên làm sạch hoặc thay mới để tránh tích tụ chất gây kích ứng
3. Chăm sóc da tổng thể
- Đảm bảo giữ da sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ và lau khô da mỗi khi tắm rửa
- Dưỡng ẩm da hàng ngày bằng sản phẩm phù hợp giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, đặc biệt là vùng da đeo trang sức.
- Tránh các thói quen xấu như gãi mạnh vùng da bị ngứa hoặc dùng sản phẩm chăm sóc da có hương liệu mạnh lên vùng cổ, cổ tay,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, E, C nhằm tăng cường sức đề kháng cho da
- Tránh dùng mỹ phẩm có chất kích ứng mạnh lên vùng da đeo trang sức
Việc phòng tránh tình trạng dị ứng bạc không khó và dễ dàng thực hiện để chủ động đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu triệu chứng dị ứng không thuyên giảm và cần điều trị y tế, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội