Tìm hiểu về dị ứng âm thanh và biện pháp kiểm soát hiệu quả

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
dị ứng âm thanh

Nhiều người có thể đã trải qua cảm giác khó chịu, bứt rứt khi nghe những âm thanh nhất định mà không hiểu nguyên nhân. Đây chính là dị ứng âm thanh hay còn gọi là chứng Misophonia. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đặc biệt này, hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia khám phá trong bài viết sau đây.

I. Tìm hiểu về hội chứng dị ứng âm thanh

Trước hết, mọi người cần nắm rõ các thông tin cơ bản về hội chứng dị ứng với âm thanh qua các nội dung sau đây: 

1. Dị ứng âm thanh (Misophonia) là như thế nào?

Đây là một dạng rối loạn thần kinh khiến mọi người cảm thấy khó chịu, tức giận hay lo lắng thái quá khi nghe những âm thanh cụ thể, thường là tiếng động nhỏ lặp đi lặp lại. Tình trạng này trên thực tế khá phổ biến, tuy nhiên thường bị bỏ qua do biểu hiện và ảnh hưởng không rõ ràng. (1)

Hội chứng sợ âm thanh khác với hội chứng nhạy cảm với âm thanh (Hyperacusis). Hyperacusis là vấn đề chủ yếu liên quan đến thính giác, theo đó bất kỳ âm thanh bình thường nào cũng trở nên quá lớn gây đau nhức. Trong khi đó, Misophonia liên quan nhiều hơn đến hoạt động của não bộ và tập trung vào những âm thanh kích hoạt cụ thể.

liên kết tai và não

2. Âm thanh gây kích thích phổ biến

Những người mắc chứng dị ứng âm thanh thường phản ứng quá mức với các loại âm thanh cụ thể vốn là những tiếng động thông thường trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Tiếng nhai nhóp nhép, nuốt nước bọt, khịt mũi, nghiến răng
  • Tiếng hít sâu, thở dài, nói thì thầm, tiếng ho, tiếng ngáy
  • Tiếng khớp xương kêu, tiếng cọ xát quần áo, tiếng gãi ngứa, cào móng
  • Âm thanh gõ bàn phím, bấm bút, chuông điện thoại, tiếng tích tắc của đồng hồ
  • Giai điệu lặp đi lặp lại, tiếng bước chân, tiếng mưa rơi nhẹ, âm thanh từ động vật

3. Dấu hiệu nhận biết Misophonia

Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu dị ứng âm thanh giúp mọi người chủ động kiểm soát tình trạng và được biểu hiện rõ rệt qua hai nhóm phản ứng gồm cảm xúc, sinh lý với từng mức độ: 

  • Mức độ nhẹ: Cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Ngoài ra các phản ứng sinh lý bao gồm tăng nhịp tim nhẹ, căng cơ hoặc muốn tránh né khu vực xuất hiện âm thanh.
  • Mức độ trung bình: Phản ứng cảm xúc trở nên mạnh mẽ hơn dẫn tới tức giận, lo lắng hay căng thẳng rõ rệt. Về mặt sinh lý, người bệnh có thể trải qua đổ mồ hôi, khó thở, tim đập nhanh hơn bình thường.
  • Mức độ nặng: Trạng thái tâm lý tiêu cực như hoảng loạn, phẫn nộ, tuyệt vọng,… kéo theo những phản ứng cực đoan như quát tháo, khóc lóc mất kiểm soát, tim loạn nhịp và có xu hướng né tránh xã hội hay phản ứng tự vệ mạnh mẽ.

hoảng loạn

4. Tác động của dị ứng tiếng ồn đến cuộc sống

Hội chứng Misophonia không chỉ gây cảm giác khó chịu tức thời mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vấn đề trong đời sống, cụ thể: 

  • Ảnh hưởng tới các mối quan hệ: Người mắc hội chứng ghét âm thanh thường né tránh giao tiếp và sinh hoạt chung với mọi người xung quanh. Nếu có thì dễ nổi nóng, cáu gắt dẫn đến mâu thuẫn làm rạn nứt tình cảm, thậm chí có cảm giác tội lỗi nhưng không thể kiểm soát hành vi.
  • Ảnh hưởng tới học tập và công việc: Misophonia làm giảm khả năng tập trung gây xao nhãng và giảm năng suất khiến người bệnh khó tham gia hoạt động nhóm hay sinh hoạt trong môi trường chung.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Bị âm thanh kích thích liên tục gây bồn chồn, căng thẳng quá mức dẫn tới tự ti, trầm cảm và nguy cơ rối loạn tâm lý khác.
  • Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Người bị dị ứng âm thanh có xu hướng thay đổi thói quen sinh hoạt thường xuyên, né tránh nơi công cộng, luôn cảnh giác cao độ dẫn tới sự kiệt quệ tinh thần kéo dài.

II. Nguyên nhân gây nhạy cảm với âm thanh

Cho đến nay, nguyên nhân chính gây hội chứng dị ứng âm thanh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tác động dẫn đến chứng sợ âm thanh, tiếng ồn phải kể đến như:

  • Vấn đề tâm lý: Những người mắc tình trạng rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực thường nhạy cảm quá mức với nhiều yếu tố kích thích từ bên ngoài, bao gồm âm thanh khiến não bộ phản ứng quá mức.
  • Bệnh lý thần kinh tiềm ẩn: Những người có tiền sử chấn thương sọ não, mắc chứng tự kỷ hoặc có tổn thương hệ thần kinh dễ phát triển Misophonia do phản ứng tiêu cực với âm thanh.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng ghét tiếng ồn có xu hướng di truyền và xuất hiện ở nhiều thành viên trong gia đình. Do đó, nếu cha mẹ có biểu hiện dị ứng âm thanh thì con cái cũng có khả năng cao phản ứng tương tự.
  • Thói quen sinh hoạt: Sống trong môi trường ồn ào, thường xuyên phải tiếp xúc với âm thanh lặp đi lặp lại cũng là nguyên do gián tiếp làm tăng nguy cơ bị Misophonia. Đồng thời, stress kéo dài do công việc và không có thời gian thư giãn cũng khiến hệ thần kinh nhạy cảm hơn làm tăng mức độ phản ứng với các âm thanh xung quanh.

stress

III. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù chứng dị ứng âm thanh không nguy hiểm nhưng vẫn cần được can thiệp y khoa kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Do đó, mọi người hãy thăm khám với bác sĩ trong các trường hợp sau: 

  • Các biểu hiện của dị ứng âm thanh gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày
  • Xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng như đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh và toát mồ hôi lạnh
  • Tình trạng khó chịu hoặc đau tai kéo dài, đặc biệt nếu có dấu hiệu ù tai, chóng mặt, giảm thính lực
  • Rơi vào tình trạng kiệt quệ tinh thần, mất khả năng kiểm soát cảm giác và xuất hiện ý nghĩ tiêu cực
  • Đã thử các biện pháp giảm nhẹ tại nhà nhưng không hiệu quả, hội chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian

IV. Phương pháp kiểm soát hội chứng sợ âm thanh

Dù không thể điều trị dứt điểm nhưng mọi người hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng sợ âm thanh, tiếng ồn với các biện pháp thường được bác sĩ khuyến cáo và chỉ định thực hiện sau đây:

1. Biện pháp tự hỗ trợ tại nhà

Một số cách cải thiện đơn giản mà mọi người dễ dàng thực hiện tại nhà như:

  • Đeo nút bịt tai để tránh âm thanh từ bên ngoài
  • Sử dụng tai nghe chống ồn hoặc phát tiếng ồn trắng để trung hòa tiếng kích thích
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều âm thanh dễ kích hoạt phản ứng
  • Luyện tập các bài trấn an tình hình như thiền định, yoga giảm căng thẳng, kiểm soát cảm xúc
  • Ghi chú lại âm thanh gây khó chịu, phản ứng bực bội để dễ dàng kiểm soát tình trạng của bản thân
  • Chia sẻ với người thân để được hỗ trợ và cải thiện môi trường sống
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần

đeo tai nghe chống ồn

2. Các liệu pháp chuyên nghiệp

Trong trường hợp chứng Misophonia ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bác sĩ sẽ chỉ định mọi người thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu dưới đây:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là phương pháp giúp nhận diện và thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng kỹ thuật tự điều chỉnh cảm xúc, tái thiết lập phản ứng tích cực hơn mỗi khi gặp tiếng ồn.
  • Liệu pháp âm thanh: Sử dụng âm thanh thiên nhiên, nhạc nhẹ giảm độ nhạy cảm của não bộ với tiếng động kích hoạt khác, thường được kết hợp với thiết bị phát nhạc trắng để tạo phản xạ vừa phải.
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ thường kê đơn thuốc chống lo âu, trầm cảm và các loại thuốc ổn định thần kinh để kiểm soát các triệu chứng căng thẳng, mất ngủ.
  • Phương pháp khác: Một số kỹ thuật khác được áp dụng để cải thiện tình trạng dị ứng với âm thanh như phản hồi sinh học hỗ trợ kiểm soát phản ứng sinh lý, gặp bác sĩ tâm lý tư vấn và tham gia các cộng đồng để nhận được sự đồng cảm, chia sẻ kinh nghiệm khắc phục.

Hy vọng những thông tin trên về hội chứng dị ứng âm thanh đã giúp mọi người hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188 để được tư vấn chi tiết. 

Quy Khach vui long
dat lich truoc
khong phai cho doi



    TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188

    Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật

    Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *