fbpx

Chữa bệnh ghẻ ở trẻ em thế nào?

Theo dõi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
chữa bệnh ghẻ ở trẻ em

Cho đến ngày nay, ghẻ vẫn là một bệnh lây lan trong gia đình và cộng đồng. Bệnh do con cái ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp da kề da, qua vật dụng dùng chung như quần áo, chăn màn… Đặc biệt bệnh ghẻ rất hay gặp ở trẻ em, với biểu hiện nổi mẩn đỏ và dễ dàng lây lan trong môi trường học đường. Vậy chữa bệnh ghẻ ở trẻ em thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của dalieuhanoi.vn.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ở trẻ em

Khi người mang mầm bệnh tiếp xúc thông qua như: ôm, bắt tay… trẻ rất dễ bị ghẻ. Ngoài ra, việc dùng chung đồ chơi ở nhà trẻ, dùng chung khăn tắm hay ngủ chung gối có thể gián tiếp tạo cơ hội cho ghẻ lây nhiễm sang da bé.

Thời gian đầu bệnh có triệu chứng chủ yếu là ngứa, ban ngày không ngứa nhiều nhưng ban đêm ngứa rất dữ dội khiến trẻ mất ngủ. Sau khi ngứa sẽ nổi mụn nước rải rác hay còn gọi là ghẻ nước, có màu trắng đục.

Trên vùng da mềm, ghẻ đào hang dưới da và xuất hiện dưới dạng một đường rất mỏng, cong màu xám hoặc đen, kích thước vài mm, hơi nhô lên dưới da và có thể nhìn thấy rõ do màu của phân ghẻ.

Ghẻ thường nằm ở kẽ ngón tay, hai bên ngón tay, mặt trước cẳng tay, khuỷu tay, quầng vú, nách, quanh rốn, bộ phận sinh dục, mông, đùi, bẹn.

2. Triệu chứng bệnh ghẻ ở trẻ

Trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ có thể bắt đầu khoảng 3 đến 4 tuần sau khi lây lan và gây ra những tình trạng sau:

  • Khóc rất nhiều vì cảm thấy khó chịu
  • Nổi mẩn đỏ lớn ở gót chân, giữa các ngón tay và ngón chân, trên cổ tay hoặc bên trong khuỷu tay.
chữa bệnh ghẻ ở trẻ em
Biểu hiện ghẻ ở lòng bàn chân của trẻ

Trẻ độ tuổi tập đi

Các triệu chứng của bệnh ghẻ ở trẻ nhỏ rất giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngứa cũng có thể xảy ra ở mặt và hai bên gót chân. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này đã đủ lớn để gãi, do đó có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Trẻ lớn

Các triệu chứng phổ biến của bệnh ghẻ ở trẻ ở độ tuổi này bao gồm:

  • Các sẩn trên da nách, bẹn và bìu
  • Mụn nước rải rác trên vùng da mỏng hơn như giữa các ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, mông, đùi trong và bộ phận sinh dục.
  • Đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc chạy dọc bên phía trong cổ tay.

Ở trẻ em, các đường hầm ghẻ thường xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông và da đầu. Ngoài ra, bệnh ghẻ ngứa ở trẻ em có các triệu chứng không đặc hiệu như dùng móng tay cào xước da, các vết chàm tạo thành mụn nước và tập hợp lại thành mảng. Nếu không được điều trị, tình trạng có thể tồn tại trong một thời gian dài và có thể tái phát.

3. Bệnh ghẻ và cách chữa trị

Bệnh ghẻ ở trẻ em cần được điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng, đặc biệt nếu có người chăm sóc (bố, mẹ, ông bà…) cần được điều trị cùng lúc.

Thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh ghẻ ở hầu hết bệnh nhân là benzyl benzoate 10%. Một số bác sĩ sẽ bôi nó lên toàn bộ cơ thể ngoại trừ mặt và đầu một lần và để nó trong 24 giờ sau khi tắm và thay quần áo. Hoặc bôi 2 lần cách nhau 24 giờ, tỷ lệ hiệu quả của thuốc là 90-95%. Hoặc dùng Elenotol scabecid (biệt dược Lindane), chỉ một lớp, để yên trong 12 giờ, sau đó tắm.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, thời gian thoa cần giảm bớt, không để quá 12 tiếng nếu dùng debenzylate benzoate, không để quá 6 tiếng nếu dùng lindane. Trẻ sơ sinh cần đề phòng độc tính thần kinh của benzoat, bôi một lần duy nhất, để không quá 6 giờ rồi mới tắm, đối với Lindane, không để quá 4 giờ, bôi một lần duy nhất.

chữa bệnh ghẻ ở trẻ em
Sử dụng thuốc trị ghẻ cho bé theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài các loại thuốc trên, đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể xịt spregal (pyrethrin) lên cơ thể và để yên trong 12 giờ, không gây mẫn cảm, không độc nhưng tác dụng không bằng benzoate, rất tốt cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Ngoài thuốc đặc trị, ngứa do ghẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng histamin bôi và uống.

Mỡ lưu huỳnh 5-10% đặc biệt dùng cho bé dưới 2 tháng rất an toàn, nhược điểm là có mùi khó chịu.

4. Đề phòng bệnh ghẻ ở trẻ em

  • Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không ngủ chung, không dùng chung quần, áo, chăn màn.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng hàng ngày, đặc biệt ở các nếp gấp như: kẽ ngón tay, bẹn, rốn…
  • Nếu trong gia đình, tập thể có người mắc bệnh thì cần điều trị triệt để để ngăn ngừa ghẻ lây lan.

Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt có kinh nghiệm trong điều trị da liễu người lớn và trẻ em, STDs, bệnh tự miễn dịch và bệnh ngoài da hiếm gặp. Các bác sĩ đã đạt được các chứng chỉ và bằng đại học trong và ngoài nước trước khi trở thành bác sĩ. Để đặt lịch khám tại phòng khám, vui lòng gọi đến hotline hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp qua website.

Trên đây là bài viết về cách chữa bệnh ghẻ ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi website để cập nhật những bài viết hữu ích nhất.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:

  • Facebook: Phòng khám Da liễu Maia & Maia
  • Hotline: 18004888 và 032.845.1188
  • Hà Nội: 21 & 11 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *