Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo khi có vết thương hở, đặc biệt là chế độ ăn uống. Vậy ăn trứng có bị sẹo lồi không? Cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm lời giải đáp chi tiết sau đây.
I. Ăn trứng có bị sẹo lồi không?
Ăn trứng là nguyên nhân gây sẹo lồi khi có vết thương hở. Bởi trứng có khả năng làm tăng sinh collagen mô sợi khiến lớp da non tại vết thương chồng chéo lên nhau hình thành sẹo lồi kém thẩm mỹ.
Ngoài ra, ăn trứng trong khi có vết thương hở còn có nguy cơ gây tình trạng loang lổ, không đều màu da, đánh mất thẩm mỹ. Khả năng này sẽ cao hơn với người bị lang ben và khi tiêu thụ quá nhiều lòng trắng trứng.
II. Bị vết thương bao lâu thì ăn được trứng?
Bên cạnh việc tìm hiểu ăn trứng có bị sẹo lồi không cũng cần lưu ý đến thời gian kiêng ăn trứng để vết thương hở nhanh chóng hồi phục. Cụ thể thời gian kiêng ăn trứng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng phục hồi của vết thương và đặc điểm cơ địa của từng người.
Trường hợp vết thương nhẹ, bạn chỉ cần kiêng từ 5 – 7 ngày. Thời gian kiêng ăn trứng là từ 2 – 6 tuần đối với những ca phẫu thuật. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định thời gian kiêng khem phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn lỡ ăn nhiều trứng và gặp những triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, sưng tấy và có dấu hiệu bị sẹo lồi ở vị trí có vết thương hở thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị nhanh chóng.
III. Ngoài trứng cần kiêng ăn gì?
Ngoài trứng bạn nên kiêng những thực phẩm sau khi có vết thương hở:
- Rau muống: Thực phẩm này có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da mới quá mức, dễ dẫn đến sẹo lồi hình thành và mở rộng vùng sẹo
- Thịt gà: Ăn thịt gà có thể gây ngứa ngáy, khiến vết thương hở mưng mủ, lâu lành hơn. Bên cạnh đó, thịt gà cũng chứa hàm lượng lớn protein, kích thích tăng sinh các tế bào mô quá mức, dẫn đến hình thành sẹo lồi.
- Hải sản: Đây là nguồn cung cấp dồi dào protein, làm tăng nguy cơ gây sẹo xấu, sẹo lồi, ngứa ngáy, mưng mủ ở vết thương.
- Đồ nếp: Được xem là “kẻ thù” của vết thương hở, ăn đồ nếp khiến mưng mủ, sưng tấy vết thương. Nhiều trường hợp ăn đồ nếp còn khiến vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và hình thành sẹo xấu trên da.
Thực tế, việc kiêng khem khi có vết thương hở đối với từng loại thực phẩm cụ thể cũng cần được điều chỉnh tuỳ thuộc với từng người. Tốt nhất khi có vết thương hở bạn nên thăm khám, nhận tư vấn về chế độ ăn uống và điều trị phù hợp.
CHI TIẾT TẠI: Hướng dẫn kiêng khem phòng tránh sẹo lồi
IV. Nên ăn gì để tránh bị lồi sẹo?
Để vết thương hở nhanh lành thương và hạn chế nguy cơ để lại sẹo lồi, bạn cũng cần chú ý bổ sung một số loại thực phẩm tốt sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C như đào, lê, xoài, cam, bưởi… có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện nồng độ tiểu cầu và thúc đẩy chữa lành các mô, giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi.
- Thực phẩm chứa nhiều protein như thịt lợn nạc, sữa tươi, ngũ cốc, các loại hạt… giúp vết thương hồi phục nhanh chóng và tránh hình thành sẹo.
- Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường tuần hoàn máu, nhanh chóng phục hồi tế bào, giảm rủi ro hình thành sẹo. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như cá hồi, hạt đác, rau xanh…
- Dầu Omega-3 có trong một số loại hạt như hướng dương, hạt đậu, chất béo tự nhiên, mật ong,…
- Thực phẩm giàu vitamin A kể đến như đu đủ, cà rốt…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều selen như ngũ cốc, thịt vịt, ngan… giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
V. Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở để tránh bị sẹo lồi
Ngoài chú ý ăn uống thì việc chăm sóc đúng cách khi có vết thương hở cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng. Vì thế, muốn đảm bảo thẩm mỹ cho làn da, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
- Vệ sinh vết thương: Sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch, loại bỏ bụi bẩn cùng các vi khuẩn tại vị trí bị thương. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với nước và thay băng hàng ngày theo đúng chỉ định.
- Giữ ẩm và che vết thương: Không để vết thương khô căng, tránh nguy cơ hình thành sẹo. Che chắn vết thương, nhất là khi ra ngoài để ngăn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập ảnh hưởng đến vết thương.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Đa dạng chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu dưỡng chất như protein, khoáng chất, kẽm, sắt, vitamin.
- Hạn chế vận động mạnh: Tránh các hoạt động mạnh, giảm thiểu tác động đến miệng vết thương. Bạn hãy căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ của tổn thương để kiêng khem hợp lý trong quá trình vận động.
Những thông tin trong bài viết đã gỡ rối thắc mắc ăn trứng có bị sẹo lồi không. Có thể thấy trứng là thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành sẹo xấu khi có vết thương hở. Do đó, tốt nhất bạn nên loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn, đồng thời liên hệ Maia&Maia qua Hotline 032.845.1188 để được tư vấn, thăm khám và điều trị phù hợp nếu có vết thương hở.
TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.