Dị ứng mỹ phẩm không chỉ khiến làn da trở nên sần sùi mà còn gây cảm giác khó chịu. Nhiều người thắc mắc bị dị ứng mỹ phẩm uống thuốc gì? Bài viết sau của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên và chia sẻ những cách ngăn ngừa hiệu quả.
I. Dị ứng mỹ phẩm có cần sử dụng thuốc không?
Những dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ như mẩn ngứa, đỏ da, nóng rát có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Ngược lại, nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện như sưng tấy nhiều, nổi mụn nước, phồng rộp, đau rát dữ dội hoặc lan rộng, việc thăm khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc là cần thiết.
II. Bị dị ứng mỹ phẩm uống thuốc gì mau khỏi?
Sử dụng thuốc uống đúng cách giúp cải thiện tình trạng dị ứng do mỹ phẩm. Mọi người có thể tham khảo 3 nhóm thuốc uống được sử dụng phổ biến ngay dưới đây:
1. Thuốc kháng Histamine
Claritin, Celestamine, Cezil, Peritol, Pipolphen,… là các loại thuốc kháng Histamine thường được chỉ định chữa dị ứng mỹ phẩm. Thuốc có khả năng hạn chế cơ thể giải phóng histamine, giảm mụn, phát ban, sưng ngứa,… Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc kháng histamine có thể xuất hiện tình trạng buồn ngủ.
2. Thuốc chống viêm có steroid
Sản phẩm phù hợp sử dụng cho các trường hợp bị dị ứng mỹ phẩm nặng. Thuốc giúp ngăn chặn các phản ứng viêm, duy trì hệ miễn dịch ổn định, cải thiện tình trạng sưng tấy, phù nề. Có rất nhiều loại thuốc chống viêm có steroid, trong đó Prednisolone được sử dụng rất phổ biến. Sau khi trị dị ứng mỹ phẩm bằng thuốc chống viêm có steroid thường xảy ra những phản ứng phụ như viêm nhiễm, phù nề,…
THAM KHẢO THÊM: Dị ứng mỹ phẩm có để lại sẹo không?
3. Thuốc kháng sinh
Được chỉ định khi tình trạng dị ứng mỹ phẩm dẫn đến nhiễm trùng da thứ phát do gãi ngứa gây trầy xước và vi khuẩn xâm nhập. Cơ chế hoạt động của kháng sinh là tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh phải theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc và các tác dụng phụ khác như rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng với thuốc.
III. Ngoài ra, dị ứng mỹ phẩm nên bôi gì?
Không chỉ thuốc uống, kem bôi cũng là sản phẩm quen thuộc trong quá trình chữa dị ứng mỹ phẩm. Cùng điểm qua những loại kem bôi thường được bác sĩ chỉ định ngay dưới đây:
1. Corticosteroid bôi ngoài da
Thoa kem bôi chứa hoạt chất Corticosteroid giúp giảm sưng đỏ, ngứa ngáy, cải thiện tình trạng dị ứng mỹ phẩm. Không chỉ vậy, thuốc bôi ngoài da Corticosteroid còn có công dụng hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn trở nặng.
Thuốc Corticosteroid có rất nhiều loại khác nhau như Flucinar, Dermovat, Eumovate,… Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại thuốc bôi này có thể làm giãn mao mạch, da mỏng, dày sừng nang lông,…
2. Thuốc kháng sinh dạng kem/mỡ
Kháng sinh không chỉ được sản xuất dưới dạng viên uống mà còn có dạng kem bôi. Bôi thuốc kháng sinh sẽ cung cấp hoạt chất Erythromycin, Clindamycin,… cải thiện tình trạng làn da nổi nhiều mụn, sưng, bội nhiễm do dị ứng mỹ phẩm gây nên. Sau khi dùng thuốc kháng sinh dạng bôi, làn da có thể xuất hiện tình trạng khô, bong tróc.
3. Các sản phẩm bôi thoa khác
Các loại kem bôi thường chứa thành phần vitamin B5, Benzoyl peroxide, vitamin C,… giúp hạn chế nguy cơ tiết dầu thừa quá mức, làm khô nhân mụn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện tình trạng dị ứng do mỹ phẩm gây nên.
Bên cạnh đó, những sản phẩm này chỉ phù hợp với làn da bị dị ứng nhẹ. Ngoài ra, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Để hạn chế các triệu chứng bất thường, mọi người nên test sản phẩm lên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng khi sử dụng.
IV. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc chống dị ứng mỹ phẩm
Trị dị ứng mỹ phẩm bằng thuốc uống sai cách có thể gây ra những rủi ro không mong muốn, vậy nên mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn
- Thông báo tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý đang mắc phải cho người kê đơn
- Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc bôi hoặc uống không rõ nguồn gốc
- Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị đã được chỉ định
- Tránh kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc mà không có sự tư vấn của bác sĩ
- Kiên nhẫn theo dõi tình trạng da trong suốt quá trình điều trị để đánh giá hiệu quả
- Ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức nếu xuất hiện các phản ứng bất thường và thăm khám ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp
V. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong trường hợp sử dụng thuốc nhưng tình trạng dị ứng không được cải thiện mà còn tiến triển nặng hơn, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp:
- Tình trạng ngứa hoặc đau rát kéo dài, không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc
- Các biểu hiện dị ứng không chỉ giới hạn ở vùng tiếp xúc mà còn lan rộng ra các khu vực khác trên cơ thể
- Da xuất hiện các tổn thương như mụn nước lớn, bọng nước, chảy dịch hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thứ phát
- Có triệu chứng sốt, mệt mỏi, khó thở hoặc sưng phù ở môi, mắt, họng
VI. Cách phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm để không phải dùng tới thuốc
Mọi người có thể tham khảo những biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tránh sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng gây kích ứng da
- Không nên sử dụng các mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Tránh dùng sản phẩm mỹ phẩm chứa thành phần hóa học, hương liệu, cồn,… tăng nguy cơ kích ứng da
- Nên test mỹ phẩm lên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng khi sử dụng
- Không nên để mỹ phẩm ở môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây dị ứng da
- Vệ sinh cọ, mút trang điểm thường xuyên giảm tình trạng viêm nhiễm da
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc bị dị ứng mỹ phẩm uống thuốc gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, mọi người hãy liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn cụ thể.



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội