Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý tự miễn, không lây lan nhưng khó điều trị, nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh lý da liễu này qua bài viết dưới đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia.
I. Tổng quan về bệnh viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý nhiều người vẫn chưa biết rõ, bởi vậy những thông tin tổng quan về bệnh luôn được nhiều người quan tâm. Tham khảo ngay những thông tin hữu ích về viêm mao mạch dị ứng dưới đây:
1. Viêm mao mạch dị ứng là gì?
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn gây ra những tổn thương lan tỏa ở vi mạch của nhiều cơ quan trong cơ thể (phổ biến đó là da, ruột, thận, khớp). Bệnh lý này gây ra viêm, chảy máu mao mạch dưới da và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý không quá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng trẻ em (4 – 6 tuổi) là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này nhiều nhất. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh là rất quan trọng để kịp thời điều trị đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu của viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng có những dấu hiệu điển hình trên các bộ phận cơ thể, mọi người nên lưu ý để phát hiện bệnh sớm, chi tiết như sau:
- Biểu hiện trên da: Xuất hiện đốm huyết trên da, tập trung nhiều ở những vùng như chân, mông, đùi, cánh tay, mũi, tai,…Nốt xuất huyết không đau, không ngứa tuy nhiên ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Biểu hiện ở khớp: Thường gặp ở vùng khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, khiến các khớp đau nhức, phù và đau gân, viêm khớp gây cản trở vận động, đi lại hàng ngày.
- Biểu hiện ở hệ tiêu hóa: Có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như nôn, đau bụng vùng quanh rốn, phân đen, đau bụng theo đợt, xuất huyết dạ dày.
- Biểu hiện ở thận: Xảy ra ở giai đoạn cấp tính với triệu chứng tiểu ra máu, có tình trạng protein niệu.
- Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt nhẹ hoặc vừa tuy nhiên kéo dài do phản ứng viêm toàn thân.
3. Hình ảnh bệnh viêm mao mạch dị ứng
Dưới đây là hình ảnh bệnh viêm mao mạch dị ứng trên cơ thể để mọi người nhanh chóng nhận biết sớm bệnh lý:





II. Bị viêm mao mạch dị ứng do đâu?
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những yếu tố tăng nguy cơ gây ra bệnh lý này:
- Bệnh khởi phát sau khi mắc những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
- Nhiễm trùng sau khi mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn/virus như tụ cầu, liên cầu, nấm trực khuẩn lao gây ra
- Khởi phát sau khi dùng thuốc (kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh), tiêm phòng hay sau khi côn trùng đốt.
- Cơ địa dị ứng, viêm da dị ứng, mắc bệnh tự miễn (lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột)
- Phản ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay ăn đồ ăn lạ.
III. Bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mao mạch dị ứng thông thường là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng và có khả năng tự giới hạn. Bệnh thường hồi phục sau vài tuần hoặc vài tháng và không có di chứng.
Tuy nhiên mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, có gây tổn thương nhiều đến các cơ quan hay không. Một số biến chứng mà mọi người nên lưu ý và không được chủ quan đó là tổn thương thận gây suy thận mạn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh trung ương (co giật, đau đầu, mất ý thức).
KHÔNG NÊN BỎ QUA: Viêm mao mạch dị ứng bao lâu thì khỏi?
IV. Chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng cần được chẩn đoán chính xác kịp thời để điều trị bệnh tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cách chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng để mọi người tham khảo:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ thăm khám triệu chứng trên cơ thể, thăm hỏi tiền sử bệnh dị ứng để đưa ra chẩn đoán.
- Xét nghiệm hỗ trợ: Một số xét nghiệm hỗ trợ được sử dụng để chẩn đoán bệnh đó là xét nghiệm máu (đánh giá chức năng thận, hệ tiêu hóa, nồng độ kháng thể), sinh thiết (khi triệu chứng không rõ ràng), chẩn đoán hình ảnh (tìm nguyên nhân bệnh).
V. Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng
Nếu viêm mao mạch dị ứng kéo dài không thuyên giảm thì cần có phác đồ điều trị chuẩn y khoa để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là cách điều trị bệnh chi tiết để mọi người tham khảo:
1. Điều trị nội khoa
Những phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm mao mạch dị ứng nặng, kéo dài. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng mà cần thăm khám cùng bác sĩ để được kê đơn thuốc. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng đó là:
- Thuốc chống dị ứng: Dùng khi bệnh lý nhẹ giúp giảm viêm và các phản ứng dị ứng, ngứa da. Những loại thuốc kháng histamin giảm dị ứng phổ biến là Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Dùng khi viêm mao mạch dị ứng nhẹ với thuốc kháng viêm steroid và không steroid, phổ biến đó là Paracetamol, Ibuprofen. Lưu ý dùng đủ liều theo chỉ định bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Đây không phải là thuốc điều trị chính, chỉ dùng khi bệnh khởi phát kèm dấu hiệu nhiễm khuẩn, các thuốc kháng sinh thường dùng là Penicillin, Amoxicillin.
- Thuốc bảo vệ thành mạch: Dùng khi ban đỏ xuất huyết kéo dài, tái phát và lan rộng, có tác dụng giảm phù, xuất huyết da, tăng độ bền thành mạch. Những thuốc bảo vệ thành mạch thường dùng đó là Rutin C, Diosmin, Calci Dobesilat.
- Thuốc corticoid: Thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch mạch, dùng khi viêm mao mạch dị ứng từ trung bình đến nặng. Các loại thuốc corticoid phổ biến nhất được dùng điều trị bệnh đó là Prednisolon, Hydrocortison, Dexamethason. Lưu ý dùng theo chỉ định bác sĩ, dùng đúng liều để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng khi bệnh lý gây tổn thương thận nặng, không đáp ứng điều trị hoặc phụ thuộc vào corticoid. Những thuốc ức chế miễn dịch dùng điều trị viêm mao mạch dị ứng điển hình là Cyclophosphamide, Azathioprine, Methotrexate
2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc cải thiện triệu chứng viêm mao mạch dị ứng thì những phương pháp hỗ trợ trị bệnh tại nhà cũng là rất cần thiết, chi tiết như sau:
- Giữ da luôn sạch sẽ, dưỡng ẩm đầy đủ, không cào gãi các ban xuất huyết.
- Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để hệ miễn dịch cơ thể cải thiện, tránh bệnh ngày càng nặng.
- Chú ý nằm kê cao chân để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng sưng phù.
- Không vận động mạnh, chạy nhảy hay đứng quá lâu khiến ban đỏ nổi nhiều và nặng hơn.
- Chế độ ăn đủ dinh dưỡng và lành mạnh, đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, rau xanh để tăng độ bền thành mạch. Chú ý không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ngọt và đồ cay nóng.
- Tuân thủ đơn thuốc, hướng dẫn chăm sóc cơ thể cải thiện bệnh từ bác sĩ da liễu.
- Theo dõi những triệu chứng bệnh tại nhà, nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng (ban đỏ nặng, tiểu máu, phù nhiều, đau bụng, buồn nôn, sốt cao) thì cần thăm khám và điều trị kịp thời với bác sĩ.
VI. Bệnh viêm mao mạch dị ứng khám ở đâu tốt?
Khi mắc viêm mao mạch dị ứng hay các bệnh lý da liễu khác thì việc tìm kiếm địa chỉ thăm khám chất lượng là rất quan trọng. Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn điều trị viêm mao mạch dị ứng với những ưu điểm:
- Là cơ sở điều trị da liễu uy tín được cấp phép bởi Sở Y Tế
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ quá trình thực hiện dịch vụ
- Điều trị bệnh da liễu theo phác đồ cá nhân để kiểm soát bệnh, ngừa tái phát, rút ngắn thời gian điều trị
- Quy trình điều trị da liễu an toàn, chuẩn y khoa
- Đội ngũ nhân viên tư vấn tận tâm, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong suốt liệu trình điều trị bệnh da liễu.
VII. Lời khuyên cho người bị viêm mao mạch dị ứng
Với những người mắc viêm mao mạch dị ứng để bệnh thuyên giảm, ngừa tái phát thì cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng viêm mao mạch dị ứng, tránh những tổn thương gây ra cho hệ tiêu hóa, thận. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn:
- Thực phẩm nên ăn: Rau xanh đậm (súp lơ, rau cải, rau ngót), trái cây chứa vitamin C (cam, quýt, bưởi, chanh, ổi) tăng đề kháng cơ thể. Thực phẩm chứa Omega 3 giúp kháng viêm, ưu tiên ăn đồ mềm (cháo loãng, cơm mềm, khoai lang) để dễ tiêu khi đau bụng, tiêu chảy. Những thực phẩm chứa kẽm giúp hỗ trợ lành các tổn thương do viêm mao mạch dị ứng, cải thiện miễn dịch cơ thể.
- Thực phẩm kiêng ăn: Thực phẩm gây dị ứng (hải sản, trứng, sữa) gây tăng phản ứng viêm, đồ chế biến sẵn có nhiều chất bảo quản. Ngoài ra, các gia vị cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích và bia rượu nên tránh sử dụng để hạn chế ảnh hưởng tới thận, tuần hoàn máu, kích ứng ruột.
2. Lối sống và sinh hoạt
Khi mắc viêm mao mạch dị ứng cần đặc biệt chú ý đến lối sống và cách sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, chi tiết như sau:
- Không vận động mạnh gây tăng tiết mồ hôi, ảnh hưởng đến những khớp viêm.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng.
- Ngủ sớm và luôn chú ý ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần để cải thiện miễn dịch cơ thể giúp tình trạng viêm mao mạch dị ứng nhanh thuyên giảm.
- Nằm kê cao chân để giảm tình trạng phù và sung huyết các chi dưới.
3. Cách chăm sóc da và cơ thể
Để cải thiện bệnh lý viêm mao mạch dị ứng cần chăm sóc da và cơ thể đúng cách với những phương pháp đơn giản dưới đây:
- Vệ sinh sạch vùng da ban đỏ với nước ấm, sữa tắm dịu nhẹ lành tính, ưu tiên dược mỹ phẩm
- Dưỡng ẩm cho da với kem dưỡng mỏng nhẹ, lành tính để ngừa da khô ngứa.
- Mặc quần áo rộng thoáng để tránh cọ xát lên vùng da tổn thương do viêm mao mạch dị ứng
- Nếu chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm mao mạch dị ứng cần rửa sạch tay trước/sau khi chăm sóc, vệ sinh da cho bé.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng viêm mao mạch dị ứng có những dấu hiệu dưới đây thì mọi người nên thăm khám và điều trị với bác sĩ:
- Ban huyết lan rộng và không thuyên giảm sau 2 tuần
- Sốt cao kéo dài kèm đau bụng dữ dội
- Tiểu ra máu, phù mặt phù chân, huyết áp tăng cao
- Có dấu hiệu lồng ruột như đau quặn bụng, buồn nôn, bí đại tiện.
- Viêm khớp, sưng đau khớp nhiều
Bài viết trên đây đã mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm mao mạch dị ứng. Nếu có nhu cầu tư vấn điều trị bệnh hiệu quả với đội ngũ bác sĩ da liễu đầu ngành, liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032.845.1188



TƯ VẤN 24/7 HOTLINE: 032.845.1188
Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia&Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Cơ sở 1: Số 11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh
- Cơ sở 3: Số 24 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội